Tip hay

Niềng răng hô mất bao lâu? Những điều cần biết khi niềng răng hô

Niềng răng hô mất bao lâu? Những điều cần biết khi niềng răng hô

Cùng Tip Hay khám phá những thông tin thú vị và cần phải biết trước khi thực hiện niềng răng hô ngay trong bài viết sau nhé!

Tình trạng răng hô, vẩu khiến nhiều người trở nên mất tự tin cũng như ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây ra tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Phương pháp niềng răng hiện đang là lựa chọn tối ưu nhất để cải thiện tình trạng hô, vẩu, giúp mọi người lấy lại vẻ ngoài rạng rỡ, tự tin.

1 Các trường hợp nên niềng răng hô

Các trường hợp nên niềng răng hôCác trường hợp nên niềng răng hô

Một số trường hợp răng hô nên tiến hành niềng răng bao gồm:

  • Răng hô nhẹ: Răng hàm trên nhô về phía trước, mọc xô lệch ở mức độ nhẹ.
  • Răng hô nặng: Răng hàm trên nhô về phía trước ở mức độ nặng.

Răng hô còn được chia thành 4 loại cần niềng dựa trên đặc điểm bên ngoài như sau:

  • Răng hô hàm trên: Tình trạng xương phát triển mạnh ở hàm trên khiến 2 hàm bị lệch.
  • Răng hô cằm lẹm: Tình trạng xương hàm ngắn hơn bình thường, cằm hụt vào trong khiến gương mặt mất cân đối.
  • Răng hô môi dày: Tình trạng răng hàm trên nhô cao về phía trước khiến môi nhọn và dày hơn, khó khép miệng.
  • Răng hô hở lợi: Tình trạng thân răng ngắn khiến nướu bị lộ nhiều khi cười.

2 Các phương pháp niềng răng hô

Niềng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng mắc cài kim loại truyền thốngNiềng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp xuất hiện sớm nhất và vẫn được áp dụng đến hiện nay. Các mắc cài sẽ được cố định trên răng, dây cung nằm giữa mắc cài và được cố định bằng thun nha khoa. Mắc cài được làm từ hợp chất Niken-Titanium giúp răng được cố định chắc chắn, cho hiệu quả cao.

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí

Nhược điểm:

  • Dễ gây vướng víu, trầy da bên trong.
  • Tính thẩm mỹ thấp, dễ gây mất tự tin khi giao tiếp.

Niềng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa

Niềng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóaNiềng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa tuân theo nguyên tắc tương tự phương pháp truyền thống, tuy nhiên nắp trượt sẽ được dùng thay thế thun nha khoa để cố định dây cung, giúp đảm bảo sự chặt chẽ và hiệu quả hơn, đồng thời giảm ma sát lên răng.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả tối ưu.
  • Có thể kiểm soát lực ảnh hưởng lên răng.
  • Hạn chế được tình trạng thun co dãn, bung sứt.

Nhược điểm: Tính thẩm mỹ thấp.

Niềng mắc cài sứ

Niềng mắc cài sứNiềng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ đặc biệt ở chỗ sử dụng vật liệu sứ hoặc pha lê làm mắc cài thay vì kim loại. Màu sắc của mắc cài gần giống với màu của răng giúp nâng cao tính thẩm mỹ, cải thiện sự tự tin trong giao tiếp.

Ưu điểm:

  • Đẹp, giá trị thẩm mỹ cao.
  • Chất liệu an toàn và thân thiện cho sức khỏe người sử dụng.
  • Cho cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Nhược điểm: Chi phí thực hiện cao.

Niềng mắc cài mặt trong

Niềng mắc cài mặt trongNiềng mắc cài mặt trong

Niềng răng hô mắc cài kim loại mặt trong hay niềng răng mắc cài mặt lưỡi là phương pháp có cấu trúc tương tự như niềng răng truyền thống. Song, điểm đặc biệt nằm ở vị trí mắc cài. Ở phương pháp này mắc cài được đặt bên trong của răng giúp bạn không cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Hiệu quả cao.

Nhược điểm:

  • Khó vệ sinh và chăm sóc răng miệng.
  • Nguy cơ gây tổn thương nướu, má bên trong và khá vướng víu.
  • Chi phí rất cao.

Niềng mắc cài trong suốt Invisalign

Niềng mắc cài trong suốt InvisalignNiềng mắc cài trong suốt Invisalign

Invisalign là phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay - niềng không cần mắc cài. Khay niềng trong suốt được sản xuất tại Hoa Kỳ, sử dụng vật liệu đặc biệt giúp ôm sát răng tạo lực siết tự nhiên, loại bỏ cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ khi niềng răng mắc cài.

Mỗi bộ niềng răng trong suốt Invisalign bao gồm khoảng 20 - 48 khay cho từng giai đoạn khác nhau. Các khay này giúp răng dịch chuyển mỗi lần khoảng 0.25mm vô cùng thoải mái và nhẹ nhàng. Do khắc phục các hạn chế của phương pháp niềng răng truyền thống, Invisalign là sự lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Ưu điểm:

  • Giá trị thẩm mỹ cao.
  • Cho cảm giác thoải mái, hoạt động dễ dàng.
  • Chất liệu an toàn cho sức khỏe.
  • Dễ tháo lắp, vệ sinh răng miệng.

Nhược điểm: Chi phí rất cao.

3 Thời gian niềng răng hô mất bao lâu?

Thời gian niềng răng hôThời gian niềng răng hô

Thời gian niềng răng cụ thể thường được phân chia dựa trên 3 yếu tố sau:

  • Mức độ xô lệch của răng: Trường hợp răng lệch ít thường chỉ mất ít thời gian để điều chỉnh nhưng nếu răng xô lệch nhiều, khấp khểnh và bị hô nặng thì cần kéo dài từ vài tháng trở lên.
  • Độ tuổi: Nếu niềng răng ở độ tuổi từ 12 - 16 sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng vì đây là độ tuổi răng dễ điều chỉnh nhất. Người trưởng thành niềng răng cần tốn nhiều thời gian hơn.
  • Thiết bị và tay nghề người thực hiện: Khi việc niềng răng được tiến hành với những trang thiết bị hiện đại cùng người thực hiện có tay nghề cao, thời gian niềng sẽ được rút ngắn một cách đáng kể song vẫn đảm bảo chất lượng.

4 Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Việc nhổ răng trước khi niềng răng hô được chia thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp cần nhổ:

  • Răng mọc khấp khểnh, răng hô nặng, tình trạng răng chen chúc ảnh hưởng đến quá trình niềng.
  • Răng khôn mọc ngầm có khả năng gây những tác động xấu.

Trường hợp không cần nhổ:

  • Trẻ em từ 12 - 15 tuổi.
  • Độ rộng cung hàm phù hợp cho việc niềng răng.

5 Niềng răng hô ở đâu? Giá bao nhiêu?

Niềng răng hô ở đâu? Giá bao nhiêu?Niềng răng hô ở đâu? Giá bao nhiêu?

Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra an toàn, hiệu quả, việc lựa chọn địa điểm niềng uy tín là điều vô cùng quan trọng. Bạn nên tham khảo nhiều nguồn thông tin thực tế vào tìm hiểu rõ ràng, lựa chọn các cơ sở đáng tin cậy, có thông tin, địa chỉ cụ thể để tránh “tiền mất tật mang” khi niềng răng.

Chi phí niềng răng sẽ dựa trên tình trạng răng thực tế và lựa chọn phương pháp niềng, cụ thể:

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống có giá khoảng 20 - 30 triệu.
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa có giá khoảng 30 - 40 triệu.
  • Niềng răng mắc cài sứ có giá khoảng 40 - 50 triệu.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong có giá khoảng 85 - 115 triệu.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign có giá khoảng 50 - 120 triệu.

Trên đây là những thông tin về niềng răng hô mà Tip Hay muốn gởi đến bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất cho bản thân nhé!

Nguồn bài viết: Theo Nha khoa Thúy Đức.

Từ khóa: Niềng răng hô mất bao lâu? Những điều cần biết khi niềng răng hôKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh