Niềng răng có cần nhổ răng khôn không? Cần lưu ý những gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy khi niềng răng có cần nhổ răng khôn không? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và có ảnh hưởng đến cấu trúc hàm rất nhiều. Vì vậy, khi niềng răng nhiều người không khỏi băn khoăn khi không biết có nên nhổ răng khôn hay không, vì sợ nó ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn về vấn đề này nhé!
1
Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
Việc có cần phải nhổ răng hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Nhìn chung, có 2 trường hợp chính thường được yêu cầu phải nhổ răng khôn như sau:
- Trường hợp 1: Răng khôn mọc lệch, đâm ngang, đâm vào má, đâm vào răng số 7 thì nên nhổ đi. Bởi nếu không nhổ, răng khôn sẽ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình và kết quả niềng răng khi nó có thể đâm vào răng bên cạnh và đẩy hàm về trước.
- Trường hợp 2: Khi răng không được nhổ đi sẽ có khoảng trống cho việc niềng răng và lúc đó sẽ không cần phải nhổ răng số 4. Bởi răng khôn là chiếc răng nằm trong cùng của hàm nên khi nhổ đi sẽ thẩm mỹ hơn.
2
Những lợi ích của việc nhổ răng khôn khi niềng răng
Giúp tạo khoảng trống cho răng hàm di chuyển
Mọc cuối cùng trên cung hàm nhưng răng khôn lại chiếm một diện tích khá lớn. Vì vậy, muốn có một khoảng trống cho hàm răng dễ di chuyển, được co kéo, dàn răng đều ra tận cuối hàm khi niềng răng thì nên nhổ răng khôn. Khi đó, răng sẽ được tạo khoảng cách đều và đẹp hơn.
Ngăn ngừa bị các bệnh lý răng miệng và bảo vệ sức khỏe răng miệng
Răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch làm ảnh hưởng đến răng khác và rất khó để vệ sinh. Vì thế, nhổ răng khôn khi niềng răng còn đảm bảo ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng và những biến chứng nguy hiểm khác.
Trong một ca điều trị niềng răng, nhổ răng khôn có thể vừa đảm bảo bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn vừa giúp cho việc niềng răng diễn ra suôn sẻ hơn. Bởi vậy nhổ răng khôn khi niềng răng là điều mà bạn nên thực hiện khi được bác sĩ khuyến khích.
Bảo vệ kết quả niềng răng
Vì răng khôn có nguy cơ mọc lệch, xô đẩy các răng lân cận, ảnh hưởng đến cấu trúc răng, rất khó kiểm soát nên kết quả niềng răng sẽ có thể bị ảnh hưởng. Vì thế, để bảo vệ kết quả niềng răng, nhổ răng khôn là điều cần thiết nhất.
3
Trường hợp niềng răng không phải nhổ răng khôn
Mặc dù nhổ răng khôn là điều cần thiết, có nhiều lợi ích khi niềng răng nhưng điều đó lại dễ gây ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm và sức khỏe răng miệng của bạn. Trong những trường hợp sau, việc nhổ răng khôn sẽ được hạn chế tối đa:
- Trường hợp 1: Niềng răng ở độ tuổi từ 12 – 16. Ở độ tuổi này, răng khôn chưa mọc lên nên vẫn còn nhiều khoảng trống để chỉnh nha. Có thể nói, đây là độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng đấy!
- Trường hợp 2: Răng thưa và nhỏ. Việc nhổ răng khôn chủ yếu là để có khoảng trống trên khung hàm. Nhưng nếu răng thưa và nhỏ thì việc nhổ răng khôn là không cần thiết.
- Trường hợp 3: Phần cung hàm đủ rộng. Ngoài việc răng thưa và nhỏ ra thì nếu bạn có một cung hàm đủ rộng, nhổ răng khôn cũng không cần phải thực hiện. Bởi khi đó, bạn đã có đủ khoảng trống để đặt các khí cụ nha khoa vào bên trong và giúp răng di chuyển về đúng vị trí.
4
Răng khôn mọc trong quá trình chỉnh nha có phải nhổ bỏ không?
Răng khôn thường mọc ngầm và không được định sẵn, cụ thể vào giai đoạn nhất định nào đó của đời người. Vì vậy, nếu không may răng khôn trồi lên trong quá trình niềng răng mắc cài, bạn cần được nha sĩ thăm khám, chẩn đoán mức độ và đưa ra yêu cầu nhổ.
Ngày nay, khi khoa học đã phát triển, với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại cộng với chuyên môn của các nha sĩ uy tín, quá trình nhổ răng khôn diễn ra rất nhẹ nhàng và rất ít khi để lại biến chứng. Vì vậy, không có gì phải lo lắng khi phải nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng bạn nhé!
Trên đây là bài viết giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về vấn đề nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng. Hãy tham khảo và có những quyết định đúng đắn nhằm đạt được kết quả niềng răng tốt đẹp và sức khỏe răng miệng cũng được bảo vệ tốt bạn nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nha khoa Quốc tế KAIYEN.