Niềng răng bị ê buốt có sao không? Cách cải thiện ê buốt khi niềng
Ê buốt là tình trạng rất hay gặp khi bạn tiến hành niềng răng. Vậy, niềng răng bị ê buốt có sao không? Cách cải thiện ê buốt khi niềng thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Tình trạng ê buốt gây ra cảm giác khó chịu cho người niềng răng, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí một vài tuần. Vậy làm gì để giảm thiểu cơn ê buốt, cùng Bách hoá XANH theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1
Nguyên nhân bị ê buốt khi niềng răng
Tình trạng ê buốt rất phổ biến khi bạn bắt đầu niềng răng. Đây là một cảm giác khó chịu hoặc đau nhẹ tại răng và lợi. Một số người mô tả ê buốt như một cảm giác giống như răng bị 'rút' hoặc 'sợi dây thừng' kéo mạnh.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức sau khi niềng răng có thể bao gồm:
- Nền răng yếu: Khi nền răng yếu, các khí cụ niềng răng sẽ tác động lực kéo lên răng và xương hàm, khiến nền răng không đủ sức để chịu lực và gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt.
- Niềng răng sai kỹ thuật: Việc lựa chọn cơ sở nha khoa không tin cậy hoặc tay nghề bác sĩ chưa được đào tạo tốt có thể gây ra các biến chứng sau khi niềng răng như làm răng ê buốt, đau nhức, xô lệch răng hoặc thậm chí là rụng răng.
- Dụng cụ niềng răng kém chất lượng: Việc sử dụng những mắc cài và dây cung kém chất lượng có thể làm ma sát nhiều lên răng và gây ra ê buốt trong thời gian dài.
- Bệnh lý răng miệng: Việc không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.
- Ăn uống không khoa học: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và có thể gây kích ứng lên nướu và răng. Khi răng chưa ổn định, thói quen ăn uống không kiêng khem những loại thực phẩm quá cứng, đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương răng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng và thực hiện đúng cách từ 3-4 lần/ ngày cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
2
Nên làm gì nếu bị ê buốt khi niềng răng?
Dùng thuốc giảm đau
Nếu bạn cảm thấy đau và không thể chịu đựng được, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh các biến chứng khác liên quan đến răng miệng.
Dùng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn và giúp làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm. Bạn có thể pha loãng nước muối bằng cách cho một muỗng canh muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với dung dịch này trong khoảng 30 giây và nhổ ra. Ngoài ra, nếu bạn có cảm giác đau nhức và ê buốt nặng, hãy thoa sáp nha khoa nhẹ lên các vị trí có mắc cài để giảm đau và bảo vệ mô mềm.
Dùng kem đánh răng giảm ê buốt
Các loại kem đánh răng đặc biệt cho răng nhạy cảm chứa các thành phần giúp giảm cảm giác đau nhức, ê buốt răng bằng cách giảm kích ứng trên mô nướu và giảm độ nhạy cảm của răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng trong việc bảo vệ răng sau khi niềng răng. Bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý sau đây:
- Ngoài bàn chải, bạn có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch kẽ răng và khoang miệng.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm, có thể đầu cong và dài hơn bàn chải thông thường để đánh sạch các kẽ răng và vùng gần niềng răng.
- Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
- Thay đổi bàn chải đều đặn, khoảng 3 tháng/ lần, để đảm bảo hiệu quả làm sạch và không gây tổn thương cho nướu.
Chú ý trong vấn đề ăn uống
Những loại thực phẩm dai, cứng, giòn có thể gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến quá trình chữa trị. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt và không quá nóng hoặc lạnh để giảm thiểu áp lực cho răng và niêm mạc miệng.
Việc hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột là cần thiết vì chúng có thể dính vào mắc cài và gây ra sự khó chịu và bệnh lý viêm nhiễm. Ngoài ra, những loại đồ ăn như kẹo cao su, đá lạnh, nước uống có gas và các loại hạt cũng nên được hạn chế hoặc tránh để bảo vệ răng và mắc cài.
Tuân thủ chỉ định của nha sĩ
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng và thành công của quá trình niềng răng. Nếu có bất kỳ vấn đề hay biến chứng nào, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là những lưu ý về các vấn đề ê buốt khi niềng răng. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích. Theo dõi Bách hoá XANH để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!
Nguồn tham khảo: nhakhoathuyduc.com