Tip hay

Niềng răng bao lâu siết một lần? Cách giảm đau sau khi siết răng

Niềng răng bao lâu siết một lần? Cách giảm đau sau khi siết răng

Siết răng là quy trình bắt buộc cho bất cứ ai niềng răng. Vậy theo chu kỳ bao lâu siết răng một lần và cách giảm đau sau siết răng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Siết răng chính là nỗi ám ảnh mà bất cứ “đồng niềng” nào cũng đều phải trải qua. Mục đích của việc siết răng là để di chuyển răng đến đúng vị trí theo phác đồ điều trị. Vậy thông thường bao lâu sẽ đi siết răng một lần? Cách giảm đau sau khi siết răng như thế nào? Cùng Tip Hay khám phá thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

1 Vì sao cần siết răng định kỳ?

Niềng răng là quy trình sử dụng các khí cụ chuyên dụng như: Mắc cài, thun tách kẽ, dây cung, cắm vít,... hay khay niềng trong suốt để tạo lực kéo chỉnh răng về vị trí như mong muốn. Tuy nhiên, không phải chỉ gắn 1 lần rồi thôi mà phải thực hiện những lần siết răng để nắn chỉnh răng một cách nhanh chóng và phù hợp.

Niềng răng là quá trình thường kéo dài từ 2 đến 3 năm tùy vào tình trạng răng, người niềng răng cần đến nha khoa theo định kỳ để siết răng, tạo lực kéo răng thật ổn định và liên tục.

Vì sao cần siết răng định kỳ?Vì sao cần siết răng định kỳ?

2 Niềng răng bao lâu siết một lần?

Có 2 phương pháp niềng răng chính hiện nay chính là niềng răng bằng mắc cài và niềng răng bằng khay trong suốt (niềng răng không mắc cài). “Siết răng” thường sẽ được nói cho những bạn niềng răng có mắc cài. Trường hợp niềng răng bằng khay trong suốt sẽ thực hiện thay đổi theo số thứ tự được đánh trên khay theo từng giai đoạn tạo lực kéo khác nhau. Việc này cũng giống như siết răng ở niềng răng có mắc cài, chỉ khác là người niềng có thể tự thực hiện việc thay khay ở nhà mà không cần phải đến nha khoa.

Theo các chuyên gia chỉnh nha, cần đi siết răng từ 3 đến 6 tuần một lần, duy trì liên tục và ổn định trong suốt quá trình niềng răng. Việc đến siết răng vừa giúp nha sĩ có thể kiểm tra được tiến trình niềng răng vừa xử lý được các vấn đề khác như: Mắc cài lung lay, dây cung bị méo,...

Việc siết răng vô cùng quan trọng đối với niềng răng mắc cài (bao gồm mắc cài sứ lẫn kim loại). Đây là thao tác giúp dịch chuyển răng về vị trí theo mong muốn và điều chỉnh kịp thời những vấn đề đột xuất như: Bung mắc cài, lực kéo răng lệch,... Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ lịch trình tái khám của nha sĩ để quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi và có kết quả ưng ý nhé.

Niềng răng bao lâu siết một lần?Niềng răng bao lâu siết một lần?

3 Cách giảm đau sau khi siết răng

Sau đây là một số cách giảm đau sau khi siết răng bạn có thể tham khảo như sau:

Chườm đá lạnh

Một trong những cách giảm đau hiệu quả chính là chườm đá lạnh. Không chỉ ứng dụng với nỗi đau siết răng mà còn áp dụng được với các vị trí đau khác trên cơ thể. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch rồi bọc đá lạnh vào trong, sau đó chườm nhẹ lên vị trí đau khi siết răng. Cảm giác lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Chườm đá lạnhChườm đá lạnh

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối có thể chữa đau răng và giảm nhẹ cảm giác ê buốt cho răng hiệu quả. Bạn hãy hòa muối cùng nước ấm súc miệng mỗi ngày để làm giảm cảm giác đau do siết răng nhé. Bạn nên súc nước muối khoảng 2 - 3 lần vào buổi sáng, tối hoặc sau bữa ăn.

Súc miệng bằng nước muối ấmSúc miệng bằng nước muối ấm

Massage nướu

Trong quá trình siết răng, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ kéo răng dẫn đến tình trạng đau và khó chịu cho cả răng và nướu. Vì vậy, bạn có thể dùng biện pháp massage nướu để giúp các mô dễ dàng thích ứng với khí cụ niềng răng để mang lại cảm giác thoải mái hơn. Hãy thực hiện động tác xoa nhẹ lên vùng nướu bị đau theo chiều kim đồng hồ rồi xoay ngược lại trong khoảng 2 đến 3 phút.

Massage nướuMassage nướu

Ăn thức ăn mềm

Khi vừa mới siết răng xong, bạn nên chọn những loại thực phẩm mềm để ăn. Điều này giúp cơ miệng của bạn tránh hoạt động mạnh và đụng chạm vào những vùng mới siết răng bị đau. Bạn có thể tham khảo các loại thức ăn như: Súp, rau, cá hấp, cháo,... Không nên ăn thức ăn quá dai, cứng để hạn chế bị rớt mắc cài và ê răng nhé.

Ăn thức ăn mềmĂn thức ăn mềm

4 Nhưng lưu ý sau khi siết răng

Sau khi siết răng về, bạn cần lưu ý đến những điều như sau:

  • Nên ăn những thực phẩm mềm và lỏng như: Cháo, súp,...
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cứng, khó dai hay gặm xương để tránh bị bung mắc cài.
  • Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Điều này giúp bạn loại bỏ các mảng bám dính trên mắc cài hiệu quả.
  • Nên sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ
  • Sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước thay vì tăm tre thông thường.

Nhưng lưu ý sau khi siết răngNhưng lưu ý sau khi siết răng

5 Một số câu hỏi liên quan

Siết răng khi niềng có đau không?

Sau khi siết răng về, bạn có thể sẽ cảm thấy đau và hơi ê răng trong khoảng thời gian đầu. Tuy nhiên cảm giác đau này sẽ biến mất sau 2 đến 3 ngày nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Siết răng khi niềng có đau không?Siết răng khi niềng có đau không?

Có cách nào niềng răng không cần siết răng không?

Không có cách niềng răng nào mà không có siết răng, chỉ là hình thức siết răng sẽ khác nhau. Nếu bạn sợ đau khi phải siết răng bằng các khí cụ như mắc cài thì có thể lựa chọn niềng răng bằng khay trong suốt. Việc gắn khay trong suốt sẽ giúp bạn đỡ đau hơn là khi siết răng bằng mắc cài.

Có cách nào niềng răng không cần siết răng không?Có cách nào niềng răng không cần siết răng không?

Trên đây là thông tin về vấn đề siết răng và cách giảm đau sau khi siết răng cho các bạn niềng răng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn có một hàm răng chắc khỏe và xinh đẹp!

Nguồn: Nha khoa UpDental

Từ khóa: Niềng răng bao lâu siết một lần? Cách giảm đau sau khi siết răngniềng răng bao lâu siết một lầnsiết rănggiảm đau sau khi siết răngcách giảm đau sau khi siết răng