Tip hay

Những việc nên làm và không nên làm khi sơ cứu người bị động kinh

Những việc nên làm và không nên làm khi sơ cứu người bị động kinh

Khi gặp người bị động kinh, sơ cứu ban đầu là rất quan trọng. Hôm nay, Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu việc nên làm và không nên khi sơ cứu người bị động kinh nhé!

Kiến thức cơ bản cần sơ cứu khi gặp người bị đông kinh rất cần thiết. Nhiều trường hợp động kinh đáng tiếc xảy ra do không có kỹ năng sơ cứu kịp thời. Dưới đây, sẽ là những việc nên làm và không nên làm khi sơ cứu cho người bị động kinh, để tránh những tình huống không may xảy ra.

1 Động kinh là gì?

Động kinh là bệnh lý dạng rối loạn của hệ thần kinh trung ương, tức não bộ. Động kinh xảy ra khi có sự kích thích đột ngột đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não.

Theo thống kê của WHO, có khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc bệnh động kinh và là bệnh thần kinh phổ biến nhất. Tức là có khoảng 0,5-1% các trường hợp người bệnh động kinh.

Bệnh lý rối loạn của hệ thần kinhBệnh lý rối loạn của hệ thần kinh

Đây là bệnh khi các tín hiệu điện của não bị sai lệch và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của bệnh động kinh là người bệnh thay đổi về ý thức, vận động, cảm giác như đột nhiên ngã xuống, mất ý thức, mặt trợn, căng cứng người và co giật. Bệnh nhân khi lên cơn sẽ thở yếu ớt, tím tái người. Dù đang được điều trị thì người bệnh vẫn có thể có cơn động kinh.

Động kinh là bệnh khi các tín hiệu điện của não bị sai lệchĐộng kinh là bệnh khi các tín hiệu điện của não bị sai lệch

2 Những việc không nên làm khi sơ cứu người bệnh động kinh

Cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự dừng và trở về bình thường nên người nhà cần biết:

  • Không tụ tập đông xung quanh người bệnh vì như vậy sẽ khiến lượng oxy cần thiết giảm xuống, bệnh nhân ngột ngạt càng khó thở.
  • Không cố gắng nhét đồ vật vào miệng bệnh nhân để ngăn cắn lưỡi vì có thể gây sai khớp thái dương hàm, gãy răng, tổn thương nướu. Khi bệnh nhân bị động kinh, răng thường cắn chặt và lưỡi sẽ thụt nhẹ vào trong nên nguy cơ cắn phải lưỡi là rất ít. Nếu chẳng may cắn phải lưỡi thì sau khi hết cơn đưa bệnh nhân tới viện may lại.

Những điều không nên làmNhững điều không nên làm

  • Không đè nặng, kìm kẹp bệnh nhân lúc đang co giật vì có thể người bệnh bị trật khớp, gãy xương.
  • Không cần thiết phải hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân, chỉ cần để môi trường xung quanh thoáng khí là được.
  • Không nặn chanh, hay ép bệnh nhân uống thuốc, uống nước khi đang bị động kinh.

Sơ cứu kịp thờiSơ cứu kịp thời

3 Cách sơ cứu người bệnh động kinh đúng cách

Trước tiên là người sơ cứu cần giữ bình tĩnh, không hoảng loạn, sau đó:

  • Kêu gọi người đến hỗ trợ.
  • Yêu cầu những người xung quanh không tụ tập gần sát bệnh nhân.
  • Đỡ người bệnh nằm nhẹ nhàng trên mặt phẳng như sàn nhà, giường. Đỡ đầu bệnh nhân lên gối hoặc vải mềm. Sau cơn co giật thì đặt đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để không bị sặc ói vào phổi.

Đặt tư thế nằm của bệnh nhânĐặt tư thế nằm của bệnh nhân

  • Sau đó bạn hãy nới lỏng quần áo, gỡ bỏ vật dụng có thể làm nguy hiểm đến bệnh nhân như cà vạt, khăn quàng, đồng hồ…
  • Theo dõi các biểu hiện khi trong cơn động kinh để mô tả cho nhân viên y tế.
  • Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút với biểu hiện nặng hơn thì cần gọi ngay cấp cứu cho bệnh nhân.

Gọi cấp cứu nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phútGọi cấp cứu nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút

Trên đây là những việc nên làm và không nên làm khi sơ cứu người bị động kinh mà Tip Hay muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng khi gặp bệnh nhân bị động kinh các bạn sẽ có kiến thức giúp sơ cứu một cách tốt nhất.

Nguồn: Tâm Anh Hospital

Từ khóa: Những việc nên làm và không nên làm khi sơ cứu người bị động kinhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh