Những vấn đề sức khỏe mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ
Khi mang thai, bà bầu phải đối diện với những triệu chứng thường thấy như ốm nghén, chuột rút, rạn da,...Cùng tìm hiểu chi tiết những vấn đề sức khỏe mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ .
Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu có thể gặp nhiều vấn đề phổ biến như ốm nghén, rạn dạ, táo bón, chuột rút,...Dù đây là những vấn đề phổ biến mỗi khi mang thai nhưng gây không ít khó chịu, căng thẳng cho các mẹ. Cùng tìm hiểu chi tiết các vấn đề thường gặp khi mang thai qua bài viết sau nhé!
1
Ốm nghén
Ốm nghén là triệụ chứng phổ biến nhất mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải nếu mang thai. Tùy mỗi người mà dấu hiệu của chứng ốm nghén có thể khác nhau như buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón, đau đầu, mùi vị thai đổi, dị ứng với mùi,...
Nếu thường xuyên ốm nghén khó chịu, bà bầu nên ăn một ít bánh quy, bánh mì nướng để làm dịu dạ dày hoặc uống nước gừng. Đồng thời cần tránh những thực phẩm có mùi, chuyển động hoặc tiếng ồn, tránh căng thẳng để giúp giảm buồn nôn.
Tham khảo thêm:
Có thai bao lâu thì bắt đầu ốm nghén? Ốm nghén kéo dài bao lâu?
2
Chuột rút
Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn sẽ tạo nên áp lực lên tử cung và lượng máu ở nửa thân dưới của cơ thể ngày càng kém lưu thông, do đó bà bầu rất dễ bị chuột rút ở chân.
Nếu bà bầu bị chuột rút đột ngột, hãy duỗi thẳng cẳng chân và hướng các ngón chân về trước, đồng thời kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân.
Cơ thể thiếu vận động, thiếu các chất như magie, canxi, vitamin D cũng là nguyên nhân có thể khiến bà bầu bị chuột rút thường xuyên, do đó, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, tập thể dục để tốt cho sức khỏe.
3
Thiếu máu hoặc giảm huyết áp khi đứng
Bà bầu thường hay thiếu chất sắt vì thai nhi cũng hấp thụ chất sắt từ cơ thể mẹ, do đó dẫn đến mẹ bị thiếu máu. Giải pháp tốt nhất cho mẹ bầu là bổ sung chất sắt thông qua thực phẩm, viên uống bổ sung để ngừa thiếu máu.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu bổ sung các loại thực phẩm có vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt vào cơ thể được hiệu quả hơn.
Khi cơ thể thiếu máu, nồng độ máu trở nên loãng, thiếu oxy nên dễ khiến huyết áp suy giảm khi đứng và nguy cơ cao bị té ngã rất nguy hiểm.
Tham khảo thêm:
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
4
Rạn da
Khi thai nhi ngày càng lớn dần vào những tháng cuối thai kì, các vết rạn da càng hiện rõ hơn do làn da bị kéo căng. Những vết rạn da này càng xuất hiện sớm nếu mẹ bầu tăng cân nhanh hơn so với mức co dãn của làn da.
Tùy vào cơ địa của mỗi người, các vết rạn da sẽ xuất hiện sớm hoặc muộn hoặc không có, thông thường các mẹ bầu sẽ bị rạn da vào tháng thứ 6-7 của thai kỳ.
Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, bà bầu nên dùng kem dưỡng, dầu nành để xoa lên da ngay từ những tháng đầu mang thai.
Tham khảo thêm:
Nguyên nhân bị rạn da khi mang thai? Cách ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ
5
Xuống máu chân
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, tình trạng lượng máu trong cơ thể gia tăng, cùng với những áp lực do thai nhi to dần trong tử cung nên bà bầu thường bị sưng phù ở nửa thân dưới, nhất là ở 2 chân.
Để giảm triệu chứng phù chân do xuống máu chân thì thai phụ có thể tập thể dục với các động tác kéo giãn nhẹ nhàng giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn ở 2 chi. Đồng thời nên giữ ấm chân, hạn chế ăn mặn, ăn muối, bột ngọt.
Một số thai phụ bị phù chân còn có thể do cơ thể đang giữ nước, và sẽ nặng hơn nếu đứng lâu. Trong trường hợp này, bà bầu không nên hạn chế nước mà vẫn đảm bảo 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống thức uống như cà phê, trà,...
Nếu bạn thấy nhiều bộ phận trên cơ thể bị phù và nhìn mờ, buồn nôn thì nên đi khám ngay để được điều trị.
6
Táo bón
Táo bón rất phổ biến ở các mẹ bầu, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Khi bị táo bón, mẹ bầu cũng cảm thấy chán ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí nhiễm độc.
Bà bầu nên bổ sung nhiều nước, các loại rau củ quả giàu chất xơ và tập thói quen đi đại tiện đúng giờ.
7
Tiểu lắt nhắt
Tiểu lắt nhắt khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí mất ngủ vào ban đêm. Lí do của tình trạng này là vì thai nhi phát triển ngày càng to và gây chèn ép lên bàng quang hoặc do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nếu cảm thấy tiểu rắt đi kèm với cảm giác nóng ráy, đau bụng dưới thì thai phụ nên đi khám.
Trên đây là 7 vấn đề thường gặp trong thai kỳ ở những mẹ bầu, mặc dù gây khó chịu cho cơ thể nhưng các vấn đề này sẽ đều có hướng giải quyết dễ dàng, do đó nếu nhận thấy tình trạng bất thường thì mẹ bầu nên đi khám để được giải quyết nhanh chóng nhé!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống