Tip hay

Những thức uống ngăn ngừa nhiệt miệng và nổi mụn ngày nắng nóng

Những thức uống ngăn ngừa nhiệt miệng và nổi mụn ngày nắng nóng

Trong những ngày nắng nóng, rất dễ dẫn đến nóng trong người gây nhiệt miệng, nổi mụn,... Vậy làm sao ngăn ngừa tình trạng này, cùng tham khảo các loại nước uống giúp giải nhiệt cơ thể trong bài viết sau nhé.

Nhiệt miệng, nổi mụn là những biểu hiện thường gặp trong những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức như hiện nay, gây khó chịu trong người, đặc biệt là với các bạn nữ. Để ngăn ngừa nhiệt miệng và nổi mụn do nóng trong người gây ra, không nên bỏ qua các loại thức uống này.

1 Nước ép cà rốt

Cà rốt là một loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A cực kì cao, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình điều trị mụn, thúc đẩy việc tái tạo da và duy trì độ Ph bình thường của làn da. Ngoài ra, nó còn có hàm lượng chất chống oxi hóa cao giúp ngăn ngừa và chữa lành mụn trứng cá.

Xem thêm: Nước ép cà rốt uống mỗi ngày có tốt không?

2 Nước dừa

Nước dừa giải nhiệt

Một trong những thức uống thiên nhiên giàu khoáng chất và vitamin C. Nước dừa được biết đến là loại nước giải nhiệt ngon miệng trong thời tiết nóng. Nó cung cấp ẩm từ sâu bên trong cho da, loại bỏ phần nào bả nhờn, ngăn ngừa mụn trứng cá. Khoáng chất trong dừa giúp tái tạo tế bào da, giúp da bạn bớt mụn và mịn màng hơn.

Xem thêm: Thực hư nước dừa chữa mất ngủ?

3 Nước ép dưa leo

Nước ép dưa leo giải nhiệt

Dưa leo có tác dụng tuyệt vời trong việc thanh lọc da và trị mụn, là một nguyên liệu thiên nhiên an toàn và dịu nhẹ. Các vitamin và axit amin trong nó hỗ trợ se khít lỗ chân lông và giảm mụn từ bên trong.

Có thể sử dụng nước ép dưa leo thoa lên mặt như một loại mặt nạ, sau một khoảng thời gian sử dụng, mụn sẽ xẹp bớt đi, không còn sưng và sẽ biến mất. Lưu ý nhỏ là không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sau khi thoa nước ép dưa leo.

Xem thêm: Công dụng của nước ép dưa leo với làn da

4 Nước rau má

Có thể điều này bạn chưa biết nhưng rau má là một loại dược phẩm nhân gian giúp giải độc tố và điều hòa nhiệt độ thân thể của chúng ta. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng chữa trị vết thương và giúp vết thương nhanh lành hơn.
 
Lưu ý: Bạn chỉ nên uống mỗi ngày một ly rau má để đảm bảo sức khỏe ổn định, vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến tình trạng cơ thể mất ổn định.

Xem thêm: Cách làm nước ép rau má đậu xanh giải nhiệt cơ thể

5 Nước ép cà chua

Nước ép cà chua giải nhiệt

Cũng giống với cam và chanh, cà chua mang trong mình một hàm lượng Vitamin C ổn định giúp cơ thể bài tiết độc tố và ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh.

Xem thêm: Lợi ích của cà chua đối với sức khỏe

6 Nước muối

Nước muối giúp khử trùng và làm cho vết thương mau lành hơn, các bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để cho miệng luôn được sạch sẽ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng nhiệt miệng.

7 Nước cam hoặc chanh

Nước cam chanh giải nhiệt

Với việc mang trong mình nhiều vitamin C nước cam và nước chanh luôn là những loại nước cần thiết hằng ngày để bổ sung khoáng chất và giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa được tình trạng nhiệt miệng và nổi mụn do nóng trong người gây ra.

Xem thêm: Bật mí cách pha nước cam chuẩn nhất

>> Điều kì diệu xảy khi uống nước chanh mỗi ngày

Mốt số loại nước uống nên hạn chế

Các đố uống có cồn, có gas

Hạn chế các thức uống có gas có cồn khi nóng trong người

Uống quá nhiều bia  và nước ngọt sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm tình trạng cơ thể không được ổn định và làm vết thương do nhiệt miệng gây ra lâu lành.

Cà phê

Cũng giống như rượu, cà phê cũng khiến cơ thể mất nước và khiến tình trạng cơ thể trở nên xấu hơn. Vì vậy, các bạn nên loại bỏ cà phê khi đang bị nhiệt miệng.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cách chữa nhiệt miệng hiểu quả

>> Khám phá những thức uống đơn giản giúp thanh lọc gan cực hiểu quả

>> Những loại "siêu thực phẩm" giúp thanh lọc cơ thể

Khoẻ đẹp mỗi ngày

Kinh nghiệm hay Tip Hay

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Những thức uống ngăn ngừa nhiệt miệng và nổi mụn ngày nắng nóngnhiệt miệngnổi mụnnóng trong ngườithức uống giải nhiệtbị nhiệt miệng uống gì