Những thực phẩm cần hạn chế vì làm tăng tình trạng ruột kích thích
Ruột kích thích là căn bệnh tiêu hóa dù không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để không khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Để có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt trong quá trình điều trị bạn không nên ăn 9 nhóm thực phẩm sau đây, vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
1
Những quả mọng nước như táo, đào, chuối
Theo khuyến nghị từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, người lớn nên tiêu thụ khoảng 22 - 34gr chất xơ từ trái cây, rau củ mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải hội chứng ruột kích thích, thì nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như trái cây khô, gạo lứt,...thay cho những chất xơ không hòa tan như táo, đào, chuối, quả mọng nước,...vì khả năng tiêu hóa của bạn đang yếu nên có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
2
Lúa mạch, lúa mì
Trong lúa mạch và lúa mì có chứa hàm lượng lớn chất gluten. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng, những người bị hội chứng ruột kích thích không có khả năng dung nạp gluten từ các loại thực phẩm này. Vì vậy, hãy cắt giảm lúa mạch và lúa mì ra khỏi thực đơn hằng ngày của bạn nhé.
3
Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ
Theo báo cáo trên tạp chí American Journal of Gastroenterology cho biết, những loại thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ có khả năng làm khởi phát hội chứng ruột kích thích cao nhất.
Chính vì vậy, bạn nên thay thế bằng cách ăn đồ luộc hoặc hấp để vừa có lợi cho sức khỏe, vừa ngăn ngừa tình trạng ruột kích thích tiến triển nặng nề.
4
Thịt đỏ
Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu... có chứa hàm lượng chất béo rất cao, có khả năng gây ra các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Do đó, để điều trị bệnh một cách hiệu quả, bạn nên thay thế bằng các loại thịt khác như thịt gà, cá hồi,...
5
Cà phê
Hàm lượng caffeine có trong cà phê có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người bị hội chứng ruột kích thích, bởi caffeine tác động mạnh lên hệ tiêu hóa và hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, dẫn đến ruột phải hoạt động nhiều hơn, làm trầm trọng thêm hội chứng ruột kích thích.
6
Rượu bia, nước ngọt có gas
Rượu có khả năng làm mất nước nặng do tiêu chảy, khiến ruột nóng ran, khó chịu và dần chuyển sang hội chứng ruột kích thích.
Nước ngọt có gas thường để lại tình trạng đầy hơi, căng bụng, khó tiêu và gây đau dạ dày nên cũng có thể khiến cho tình trạng ruột kích thích trở nên tồi tệ hơn.
7
Hành, tỏi và súp lơ
Trong các loại rau củ như hành, tỏi, bông cải xanh và súp lơ trắng có chứa một loại carbohydrate là fructan có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu nên người mắc triệu chứng ruột kích thích không nên tiêu thụ các loại thực phẩm này.
8
Sản phẩm bơ, sữa
Sản phẩm từ bơ, sữa có hàm lượng chất béo cực kỳ cao, gây khó tiêu, đầy hơi cho người bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng ruột kích thích. Tuy nhiên, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này mà có thể thay thế bằng sữa ít béo hoặc không béo, sữa đậu nành để cải thiện tốt hơn.
9
Các loại đậu
Trong các loại đậu có chứa một loại hoạt chất có tên là galactans, gây kích thích ruột hoạt động nhiều hơn, làm đầy hơi, chướng bụng, chuột rút nên bạn cần tránh ăn các loại đậu trong suốt quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích.
Trên đây là những chia sẻ từ Tip Hay về những loại thực phẩm cần hạn chế vì làm tăng tình trạng ruột kích thích. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác từ Tip Hay nhé.
Nguồn: Báo VnExpress