Tip hay

Những thông tin cần biết khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ

Những thông tin cần biết khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ

Để phòng tránh tình trạng thủy đậu hiện khá phổ biến, bạn hãy tìm hiểu bài viết sau nhằm nắm các thông tin cần biết khi tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ.

Thủy đậu là một căn bệnh bị gây ra bởi virus và hay thấy ở trẻ nhỏ. Để tăng khả năng miễn dịch với tình trạng này, hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu các thông tin cần biết khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ nhé!

1 Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu, trong đó bao gồm:

Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậuCác loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu

  • Vắc xin Varivax (Hoa Kỳ): Là một loại vắc xin thuộc dạng đông khô của loại virus thủy đậu Varicella, Varivax có khả năng giảm độc lực của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa bệnh cho trẻ hơn 12 tháng tuổi và người lớn chưa miễn dịch bệnh thủy đậu.
  • Vắc xin Varicella (Hàn Quốc): Cũng ở dạng virus Varicella đông khô, thế nhưng vắc xin Varicella còn được pha với nước hồi chỉnh, từ đó tạo nên dung dịch trong suốt hoặc mang màu vàng nhạt, tuy nhiên phải có chỉ định của bác sĩ thì mới được dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa miễn dịch bệnh.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ): Thuộc dạng virus varicella-zoster đông khô, vắc xin Varilrix được sản xuất từ chủng Oka và bằng phương pháp nhân đôi virus trong một môi trường có cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 ở người, từ đó giúp tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cả trẻ từ hơn 9 tháng tuổi đến người trưởng thành.

2 Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi nào?

Bạn nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu sớm nhằm đảm bảo sức khỏe của conBạn nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu sớm nhằm đảm bảo sức khỏe của con

Nếu chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hay chưa từng tiêm ngừa bệnh lần nào thì người đó vẫn có nguy cơ bị thủy đậu. Đặc biệt, đối với trường hợp người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai,... do hệ miễn dịch hoạt động khá kém nên thường đối tượng này rất bị bệnh, thậm chí còn dễ gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não,...

Ngoài ra, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y Khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNNC cũng cho biết, 2 liều vắc xin sẽ có hiệu quả cao trong việc bảo vệ người tiêm khỏi căn bệnh thủy đậu, đồng thời nếu mắc phải bệnh cũng sẽ không tiến triển đến trường hợp trầm trọng, nặng nề hơn.

Do đó, chỉ cần trong trường hợp bé chưa từng mắc bệnh và cũng chưa từng tiêm ngừa, bạn có thể cho con đi đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để tiêm vắc xin bất kỳ lúc nào, từ đó cũng giúp tạo hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ trước sự tấn công của vi khuẩn varicella gây thủy đậu.

3 Lịch tiêm phòng thủy đậu

Lịch tiêm phòng thủy đậu của người lớn và trẻ emLịch tiêm phòng thủy đậu của người lớn và trẻ em

Vắc xin Vắc xin Varivax (Mỹ) Vắc xin Varicella(Hàn Quốc) Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Đối tượng Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch bệnh. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch bệnh. Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở đi và người lớn chưa có miễn dịch bệnh.
Lịch tiêm Lịch tiêm đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi như sau:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Khuyến cáo lần tiêm mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc lúc trẻ đã lên 4 - 6 tuổi.Lịch tiêm đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn như sau:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Khuyến cáo lần tiêm mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Lịch tiêm đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi như sau:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Khuyến cáo lần tiêm mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc lúc trẻ đã lên 4 - 6 tuổi.Lịch tiêm đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn như sau:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Khuyến cáo lần tiêm mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi - 12 tuổi, lịch tiêm 2 mũi như sau:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.Đối với trẻ từ 13 trở lên và người lớn:Mũi 1: Lần tiêm vắc xin đầu tiên.Mũi 2: Nên cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (tuyệt đối không được tiêm trước 4 tuần dù là bất kỳ hoàn cảnh nào).

Lịch tiêm phòng thủy đậu của phụ nữ mang thaiLịch tiêm phòng thủy đậu của phụ nữ mang thai

Bên cạnh đó, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai kỳ trong tầm 13 - 20 tuần đầu tiên, việc mắc bệnh thủy đậu có thể tăng nguy cơ sảy thai hay để lại cho thai nhi các dị tật ở sọ, tim hoặc mắc chứng đầu nhỏ,... thậm chí tình trạng nổi mụn nước cũng có thể bị lây cho con và về sau cũng dễ gây biến chứng thành tình trạng viêm phổi.

Vì thế, người phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, đồng thời khoảng cách thời gian giữa 2 liều nên dài tối thiểu 1 tháng. Ngoài ra, vì vắc xin thủy đậu cần 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng, cha mẹ nên đưa con đi tiêm ngừa thủy đậu trước mùa dịch (thường vào tháng 2 - tháng 6) ít nhất 1 tháng.

4 Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậuTác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu, trẻ có thể sẽ mắc phải một số tác dụng phụ sau:

  • Con bị ngứa, tụ máu, nổi cục, tấy đỏ, sưng đau tại vị trí tiêm.
  • Con bị phát ban, sốt trong vòng 1 - 3 tuần sau thời điểm tiêm vắc xin, thậm chí là kéo dài 2 - 4 tuần đối với những ai có thể trạng yếu.
  • Ngoài ra, một số ít trường hợp hiếm gặp khác có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết, chảy máu niêm mạc trong miệng hoặc chảy máu cam. Nếu điều này xảy ra, cha mẹ nên đưa con hay người bệnh đến những cơ sở y tế nhằm nhận được sự tư vấn, chăm sóc và điều trị phù hợp.

5 Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các cha mẹ nên lưu ý một số điều sau khi cho con tiêm phòng vắc xin thủy đậu:

Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậuLưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

  • Trước tiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về lịch tiêm ngừa phù hợp hoặc các biện pháp phòng bệnh khác nếu con hoặc người thân thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm vắc xin.
  • Bạn tuyệt đối không tiêm phòng thủy đậu cho các trẻ dị ứng với vắc xin hay bất kỳ thành phần nào của vắc xin và trẻ bị bẩm sinh suy giảm miễn dịch, các triệu chứng bất thường về máu, nhiễm HIV, ung thư, đang hóa trị liệu hay mắc bệnh lao,... do đó trước khi tiêm, bạn nên nói rõ về tiền sử bệnh và dị ứng của con.
  • Ngoài ra, bạn nên hoãn thời điểm tiêm vắc xin thủy đậu nếu con trong tình trạng sốt cao hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, bệnh mãn tính đang tiến triển (ví dụ như viêm thận, lao phổi,...) hoặc trẻ mới hết bệnh nặng và cần hồi sức.
  • Khi vừa tiêm vắc xin, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần tránh có thai trong khoảng 3 tháng sau đó. Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú sau khi tiêm vắc xin cũng cần cẩn thận vì virus có thể tồn tại trong sữa mẹ.

Người vừa tiêm vắc xin thủy đậu nên theo dõi sức khỏe thường xuyênNgười vừa tiêm vắc xin thủy đậu nên theo dõi sức khỏe thường xuyên

  • Trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những ai có nguy cơ cao dễ bị lây bệnh thủy đậu như trẻ sơ sinh, người suy giảm hệ miễn dịch, người chưa mắc thủy đậu bao giờ, phụ nữ mang thai,...
  • Trong khoảng 72 tiếng, nếu bạn có tiếp xúc gần với người đang mắc hoặc nghi ngờ mắc thủy đậu thì vẫn có thể đi tiêm phòng vắc xin, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế những biến chứng nặng do thủy đậu gây ra.
  • Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu, cả trẻ lẫn người lớn đều cần ngồi lại trung tâm tiêm chủng ít nhất tầm 30 phút để theo dõi sức khỏe, nếu không có gì bất thường thì có thể về nhà, tiếp tục nghỉ ngơi và tự theo dõi thêm ít nhất 24 tiếng.
  • Bên cạnh việc cần đảm bảo không đắp, bôi bất cứ thứ gì và giữ gìn thật sạch sẽ vị trí tiêm, người sau khi tiêm vắc xin cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, đồng thời nếu có triệu chứng sốt, co giật, thì nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

6 Một số câu hỏi liên quan

Chích ngừa thủy đậu có bị sốt không?

Sốt là một tác dụng phụ thường thấy sau khi chích vắc xin thủy đậuSốt là một tác dụng phụ thường thấy sau khi chích vắc xin thủy đậu

Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu, người được chích ngừa có thể mắc một số tác dụng phụ như đau tay, phát ban, sốt nhẹ,... Trong đó, nếu sốt cao hơn 35.8 độ, bệnh nhân chỉ cần dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Thậm chí trong cả trường hợp sốt cao hơn, tình trạng này cũng sẽ tự hết trong tầm 3 - 4 ngày nên bạn không phải quá lo lắng.

Tiêm phòng thủy đậu có tác dụng trong khoảng bao lâu?

Vắc xin thủy đậu có thể đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa trong khoảng 10 - 20 nămVắc xin thủy đậu có thể đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa trong khoảng 10 - 20 năm

Vắc xin thủy đậu cần ít nhất 1 - 2 tuần để tác dụng được phát huy, do đó cha mẹ nên đưa con đi chích ngừa tối thiểu 1 tháng trước mùa dịch xảy ra. Ngoài ra, hiệu quả của vắc xin có thể đạt mức phòng ngừa tối đa trong khoảng 10 - 20 năm, đồng thời miễn dịch này cũng sẽ giảm dần theo thời gian về sau.

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu rồi thì có thể bị lại không?

Vắc xin thủy đậu giúp tăng tỷ lệ phòng bệnh lên đến 88 - 90%Vắc xin thủy đậu giúp tăng tỷ lệ phòng bệnh lên đến 88 - 90%

Là một trong những phương pháp ngừa bệnh tốt nhất, việc tiêm đủ phác độ 2 mũi vắc xin chống thủy đậu có thể giúp tăng tỷ lệ phòng lên tới 88 - 90%. Ngoài ra, một số ít trường hợp khác vẫn có thể bị thủy đậu sau khi chích ngừa, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ không nặng, thường rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt) cũng như không hề bị biến chứng.

Đã bị thủy đậu rồi thì có cần phải tiêm phòng nữa không?

Người đã bị thủy đậu thì sẽ có miễn dịch bệnh tự nhiênNgười đã bị thủy đậu thì sẽ có miễn dịch bệnh tự nhiên

Nếu đã mắc thủy đậu và nhận được sự xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị thì bạn không cần phải tiêm phòng bệnh bằng vắc xin nữa vì lúc này cơ thể bạn đã có miễn dịch tự nhiên.

Thế nhưng, nếu mắc phải các dấu hiệu khác như mụn nước hay những triệu chứng của zona, tay chân miệng,... bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng cách đến những cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp vì lúc này cơ thể bạn vẫn chưa có miễn dịch đối với thủy đậu nên nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.

Trên đây là chi tiết các thông tin cần biết khi bạn cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, các cha mẹ sẽ bỏ túi thêm nhiều thông tin bổ ích nhằm từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cho con nhé!

Nguồn: Vietnam Vaccine JSC

Từ khóa: Những thông tin cần biết khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh