Những sai lầm mẹ thường mắc phải trong cách pha sữa
Tuy mang nhiều hoạt chất dinh dưỡng, thiết yếu, thế nhưng phụ huynh cần lưu ý 6 sai lầm sau đây để không gây hại cho sức khỏe của bé.
Tuy mang nhiều hoạt chất dinh dưỡng, thiết yếu, thế nhưng phụ huynh cần lưu ý 6 sai lầm sau đây để không gây hại cho sức khỏe của bé.
Với nhiều hoạt chất thiết yếu, sữa công thức là loại thực phẩm thiết yếu mà trẻ nhỏ cần được bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, hôm nay, Tip Hay sẽ chỉ ra 6 sai lầm phụ huynh hay mắc phải khi pha sữa nhé!
1
Sai lầm trong việc dùng sai công thức
Nhiều phụ huynh tin rằng sữa bột có thể giúp bé cảm thấy no bụng và tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, chính việc pha sữa bột quá nhiều so với công thức được hướng dẫn từ nhà sản xuất sẽ làm cơ thể con phải hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất, từ đó gây ứ đọng và có thể khiến thận bị hoạt động quá tải.
Ngoài ra, khi đong bột sữa quá ít hay dùng nước pha sữa nhiều và làm sữa quá loãng, bé có thể sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu từ sữa công thức, từ đó có thể gây nên tình trạng sụt cân, chiều cao bị hạn chế, hệ miễn dịch suy yếu cũng như trẻ dễ đau ốm, bệnh vặt nhiều hơn.
2
Sai lầm trong việc dùng nước khi pha sữa
Dùng nước pha sữa không đúng nhiệt độ
Việc dùng nước quá nóng để pha sữa có thể làm tiêu hủy liên kết của nhiều vitamin, lợi khuẩn trong sữa công thức. Đồng thời, nếu ta để nguội nước pha sữa quá 2 giờ, bột sữa sẽ bị vón cục, không tan hết, ngoài ra nhiệt độ lạnh của sữa còn làm hệ tiêu hóa non nớt ở trẻ nhỏ không hoạt động tốt và có thể gây nhiễm trùng đường ruột.
Do đó, mẹ cần đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ giữ nhiệt độ pha sữa ở khoảng lý tưởng từ 40 - 50 độ C hoặc 70 độ C với một số dòng sữa Nhật, bên cạnh đó cũng cần để nước đun sôi nguội bớt trong thau nước lạnh 5 - 10 phút rồi hẵng dùng phần nước ấm ấy pha sữa cho con.
Dùng nước khoáng pha sữa
Khi dùng nước chứa khoáng chất thay cho nước lọc đun sôi để nguội, các ion trong nước khoáng có thể vô tình làm biến đổi dưỡng chất trong sữa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn tới sỏi thận, bé khát nước thường xuyên và tế bào bị khô lại,...
Dùng nước cháo pha sữa
Do sữa công thức thường chứa nhiều protein, đường, lipid, khoáng chất, vitamin,... nên việc dùng nước cháo với hàm lượng cao các chất gồm vitamin B1, glucid,... có thể làm nồng độ chất dinh dưỡng bé phải tiêu hóa tăng cao, từ đó vượt qua giới hạn tiêu hóa của con và khiến bé bị chậm tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của trẻ.
Bên cạnh đó, lipoxidase - thành phần chính trong tinh bột ở nước cháo sẽ phá hoại dưỡng chất vitamin A của sữa công thức, đồng thời cũng làm suy giảm sự hấp thụ canxi của trẻ nhỏ, từ đó có thể khiến con bị chậm tăng trưởng chiều cao, kém phát triển răng, bé bị khó ngủ, còi xương và trở nên suy dinh dưỡng.
Pha sữa công thức với nước ép trái cây
Với hàm lượng cao vitamin C và một số acid hữu cơ khác trong thành phần, việc pha sữa công thức cùng nước ép trái cây hoặc cho trẻ ăn hoa quả trước khi uống sữa có thể khiến casein bị vón cục, gây kết tủa, làm biến chất, suy giảm giá trị dinh dưỡng của protein và dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở con nhỏ.
Cho bột sữa trước rồi mới cho nước
Khi pha sữa công thức cho con, mẹ bỉm sữa cần lưu ý không được cho nước vào sau khi cho bột sữa vì điều này có thể làm bột sữa vón cục, hình thành cặn sữa và khiến con bị khó tiêu, đồng thời cũng không đảm bảo được sự cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu từ sữa công thức.
3
Sai lầm trong việc hâm sữa
Hâm sữa trong lò vi sóng
Mặc dù có thể làm nóng sữa nhanh chóng, tuy nhiên mức nhiệt độ cao của lò vi sóng thực chất chỉ khiến vỏ bình sữa bên ngoài nóng lên, còn phần sữa bên trong thì không được hâm nóng đồng đều, từ đó chẳng những khiến trẻ dễ bị phỏng khi uống hơn mà đồng thời còn làm suy giảm chất lượng sữa công thức.
Hâm sữa quá lâu
Khoảng thời gian tốt nhất để hâm sữa được nhiều nhà sản xuất khuyến cáo là chỉ trong vòng 10 phút, do đó, việc hâm quá lâu chẳng những có thể làm dưỡng chất của sữa bị phân hủy mà đồng thời còn tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sôi, từ đó gây hại cho sức khỏe tiêu hóa và làm bé yêu dễ bị tiêu chảy.
Để sữa nguội hẳn rồi mới hâm lại
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa công thức chỉ nên hâm lại và uống hết ngay trong khoảng 2 tiếng sau khi pha, vì việc để sữa nguội hẳn rồi mới hâm lại có thể làm cấu trúc protein bị biến đổi, từ đó dẫn đến các vitamin, khoáng chất và kháng thể trong sữa bị hao hụt, suy giảm.
Lắc sữa quá mạnh
Việc lắc bình sữa quá mạnh có thể khiến các phân tử sữa va chạm với hơi nước cùng không khí có sẵn trong bình và làm xuất hiện tình trạng bọt khí, từ đó dễ khiến con bị nghén bú, đầy hơi và nôn trớ nếu tình trạng này kéo dài. Vì thế, để giúp sữa tan đều và nhanh, mẹ nên sử dụng muỗng để khuấy nhẹ nhàng.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp 2 lòng bàn tay vào 2 bên thân sữa, sau đó lăn đều tay bình sữa nhằm giúp phần bột sữa bên trong có thể tan hoàn toàn. Bên cạnh đó, mẹ có thể cân nhắc chọn loại bình sữa dạng cổ rộng để việc khuấy sữa trở nên dễ dàng, đơn giản và tiện lợi hơn.
Sữa bị để lâu rồi mới sử dụng
Việc để sữa công thức quá lâu ở ngoài nhiệt độ phòng, nhất là khi trẻ đang uống dở và nước bọt của con bị dính trong sữa không chỉ làm suy giảm hương vị, nhiễm khuẩn sữa mà đồng thời còn có thể tác động xấu đến sức khỏe đường ruột của bé, vì thế tốt nhất bạn nên cho trẻ uống hết sữa công thức trong tầm 2 tiếng sau khi pha.
4
Không bảo đảm vệ sinh khi pha sữa
Không chú ý đến chất liệu bình pha sữa
Khi chọn lựa chất liệu bình sữa, phụ huynh cần lưu ý không mua những loại bình được làm từ nhựa PP, PPSU và đặc biệt là BPA - loại nhựa rất độc hại, có thể tác động xấu nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện cũng như dễ gây hỏng men răng của bé.
Không vệ sinh dụng cụ pha sữa cẩn thận
Khi dụng cụ pha sữa không được vệ sinh cẩn thận, cặn sữa còn sót trong bình pha sữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, xâm nhập và phát triển trong hệ tiêu hóa của con, từ đó dễ dàng dẫn đến nhiều tình trạng bệnh về đường ruột nghiêm trọng như táo bón, trào ngược dạ dày,...
Không rửa tay trước khi pha sữa
Do tay ta thường tiếp xúc với nhiều vật và dễ tích tụ vi khuẩn trên đó, vì thế việc không rửa tay trước khi pha sữa có thể sẽ khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sữa và làm hệ tiêu hóa của con bị nhiễm khuẩn. Do vậy, mẹ cần tập thói quen rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng sạch sẽ trước khi tiến hành pha sữa cho con.
Chọn sữa không phù hợp với độ tuổi
- Khi chọn sữa, bạn cần lưu ý chọn thật kĩ những loại sữa phù hợp với độ tuổi của bé.
- Trên bao bì, nhãn mác của sản phẩm sữa công thức có ghi đầy đủ thành phần và độ tuổi sử dụng sữa. Bạn cần lưu ý kĩ điều này, vì đối với trẻ nhỏ, ở từng độ tuổi sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
- Nếu chọn sữa lớn hơn độ tuổi sử dụng, bé sẽ bị dư chất, gây mất cân bằng trong việc phát triển thể chất. Nếu chọn sữa nhỏ hơn tuổi, bé sẽ bị thiếu chất và chậm phát triển.
Pha sai tỷ lệ
- Các bà mẹ thường nghĩ rằng, pha một lượng sữa nhiều hơn so với lượng nước quy định sẽ giúp con mình nạp được nhiều chất dinh dưỡng hơn, con sẽ mau lớn hơn. Điều này hoàn toàn sai.
- Nếu pha sữa quá đặc, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ bị quá tải. Thận sẽ làm việc quá sức, gây ảnh hưởng lớn về sau. Ngược lại, nếu pha sữa quá loãng, con sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn.
- Vì vậy, mẹ hãy tin tưởng và thực hiện đúng theo liều lượng mà nhà sản xuất khuyên dùng.
Dùng nguồn nước không phù hợp để pha sữa
Tuyệt đối không được dùng nước máy để pha sữa cho bé vì trong nước máy có những ion và tạp chất gây hại cho bé. Bạn có thể dùng nước tinh khiết đóng chai có thương hiệu để pha sữa.
Để dành sữa thừa cho lần sau
Chỉ có sữa mới pha mới giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn, trong quá trình bé bú, vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào sữa. Nếu chúng ta còn để sữa đến lần dùng sau, trong khoảng thời gian đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tăng lên nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể vốn dĩ đã rất nhạy cảm của bé.
Thử độ nóng của sữa trước khi cho bé bú
- Hầu hết các bà mẹ thường mút thử sữa để xem nhiệt độ có phù hợp với bé không. Điều này là không nên, vì trong miệng chúng ta có nhiều vi khuẩn, đôi khi là vô hại với người lớn nhưng có thể nguy hiểm cho bé. Những mầm bệnh trong miệng chúng ta có thể lây sang cho bé, gây hậu quả khôn lường.
- Nếu muốn kiểm tra độ nóng của sữa, Tip Hay khuyên bạn nên nhỏ vài giọt sữa ra cổ tay hoặc dùng dụng cụ đo nhiệt độ của sữa để giữ vệ sinh và an toàn cho bé.
Trên đây là 6 sai lầm phụ huynh thường mắc phải trong cách pha sữa công thức. Hy vọng với các lưu ý này từ Tip Hay, bạn sẽ có thể bảo vệ, cải thiện sức khỏe của con yêu cũng như hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển toàn diện hơn nhé!