Tip hay

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé

Hâm nóng sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa, hâm bằng lò vi sóng hay ngâm vào nước nóng sẽ nhanh hơn, lắc mạnh tay cho sữa nóng đều, làm sữa nóng già rồi để nguội tới 37 độ C cho bé uống là được... là suy nghĩ của nhiều mẹ nuôi con nhỏ, mẹ có thực sự biết nó đúng hay sai?

Hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của sữa

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé-1

Đó là quan điểm của nhiều mẹ, sữa cần uống ngay sau khi pha, khi sữa còn ấm; với bé bú mẹ thì nên bú trực tiếp từ bầu ngực mẹ chứ không uống sữa mẹ trữ đông. Đương nhiên, đó là cách uống sữa tốt nhất cho bé.

Nhưng trong những điều kiện không cho phép như: Mẹ không thể cho bé bú trực tiếp (bệnh tật, đi làm xa,…) hoặc sữa bột pha ra mà bé không kịp uống,… thì sữa cần được bảo quản để bé có thể dùng cho lần ăn kế tiếp mà không hư hại, bảo toàn dinh dưỡng.

Trên thực tế, sữa trữ đông, bảo quản lạnh sẽ không bảo toàn được hương vị, nhưng hàm lượng dưỡng chất gần như giữ được trọn vẹn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bé (kể cả các kháng thể có trong sữa mẹ).

Điều quan trọng là mẹ cần học cách bảo quản sữa mẹ vắt ra hoặc sữa bột đã pha chế. Với sữa bột, thời gian bảo quản sau khi pha không quá 1 giờ ở nhiệt độ phòng và tối đa 2 giờ trong ngăn mát tủ lạnh.

Dùng lò vi sóng hoặc nước sôi là cách làm nóng sữa hiệu quả và vô hại

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé-2

- Dùng lò vi sóng hâm sữa: Lò vi sóng sẽ làm nóng không đều, sữa bên ngoài có thể quá nóng nhưng bên trong lại chưa đủ nhiệt. Hơn nữa, sóng điện từ có thể phá hủy các Vitamin trong sữa, làm hao hụt các chất dinh dưỡng và nhất là các kháng thể có trong sữa mẹ.

- Ngâm sữa vào nước nóng: Bạn cần canh được mức nhiệt để sữa không nóng quá 40 độ C, đảm bảo bảo toàn chất lượng dinh dưỡng của sữa. Nếu sữa chưa được làm đủ ấm, dễ khiến bé uống bị lạnh bụng, đau bụng; ngược lại, sữa quá nóng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng, và dễ gây phỏng cho bé khi bú.

Lắc mạnh tay khi hâm sữa sẽ làm sữa nóng đều

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé-3

Vì nóng vội hoặc không hiểu biết, nhiều mẹ hâm sữa bằng nước nóng cố gắng lắc mạnh, lắc nhiều bình sữa để sữa nóng nhanh và nóng đều. Nhưng cách làm này khiến lực tác động mạnh làm gãy hay phá vỡ cấu trúc phân tử dinh dưỡng trong sữa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

Hâm sữa nóng già rồi để nguội đến nhiệt độ lý tưởng cho bé dùng

Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bé-4

Nhiều mẹ lại chẳng cần canh nhiệt độ khi hâm nóng sữa cho bé, chỉ cần làm sữa nóng lên trước giờ cho bé bú và để nguội dần đến 37 độ C là bé có thể dùng.

Mẹ phải ghi nhớ, lời khuyên hâm nóng không để sữa vượt quá 40 độ không phải chỉ để bé dễ uống và uống an toàn, mà còn là vì để bảo vệ nguồn dưỡng chất quan trọng có trong sữa cho bé yêu của bạn.

Trên đây là một số quan điểm hay ngộ nhận rất “quen” và được không ít mẹ thực hiện hàng ngày. Có thể xem chúng là những lỗi không nên có mẹ cần tránh để bảo đảm nguồn sữa an toàn và dồi dào dưỡng chất cho bé yêu khôn lớn, bất kể là sữa mẹ bú trực tiếp, sữa bột mới pha hay sữa bảo quản lạnh.

Từ khóa: Những ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho bénhững ngộ nhận mẹ thường mắc về chuyện hâm sữa cho béhâm sữa cho bécách hâm sữa cho bénhững điều lưu ý khi hâm sữa cho bésữa bột cho bé