Tip hay

Những món ăn đặc trưng của người Hoa dịp Tết ở Việt Nam

Những món ăn đặc trưng của người Hoa dịp Tết ở Việt Nam

Cộng đồng người Hoa tại Việt Nam luôn có một đời sống văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Hãy cùng điểm qua những món ăn đặc trưng của người Hoa dịp Tết nhé!

Tết Nguyên Đán - một trong những dịp lễ lớn nhất trong văn hóa nhiều nước Á Châu. Đó là khoảng thời gian mà mọi người cùng nhau quây quần để thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc mình.

Với khả năng bảo tồn bản sắc khiến cả thế giới phải nể phục, hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá những lựa chọn ẩm thực vô cùng đặc biệt của người Hoa vào dịp tết tại đất nước hình chữ S chúng ta nhé!

1 Sủi cảo

Sủi cảoSủi cảo

Món ăn mang đậm tính Trung Hoa này có rất nhiều loại nhân khác nhau để phù hợp với khẩu vị của mọi người: Thịt lợn, thịt bò, tôm, , và cả rau. Có thể được chế biến dưới những hình thức khác nhau như hấp, chiên, luộc…để mang lại sự ngon riêng.

Để có được một đĩa, tô sủi cảo hoàn chỉnh cần rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ từ tạo hình bên ngoài, làm nhân cho đến lúc chế biến. Do đó, đây là một trong những sự lựa chọn tương xứng để thưởng thức trong dịp lễ đặc biệt này.

2 Xá xíu

Xá xíu

Nói đến xá xíu, người ta sẽ nghĩ ngay đến những lát thịt nướng với màu sắc hấp dẫn, khó cưỡng cùng hương vị hết sức “đưa cơm”.

Loại thịt dùng cho xá xíu chủ yếu là thịt nạc, và được ướp có phần hơi ngọt hơn so với thịt nướng thông thường. Được biết rằng đối với những người gốc Quảng tại Việt Nam, đây là một trong những món ăn không thể thiếu vào ngày Tết. Bởi ngoài lý do ngon khó cưỡng thì đây còn là món ăn tượng trưng cho sự giàu có và may mắn đầu năm.

Tham khảo thêm: Tổng hợp 20+  món ăn ngày Tết ngon dễ làm đãi khách ngày Tết

3 Trứng vịt bắc thảo

Trứng vịt bắc thảo

Thường xuất hiện trong bữa cơm Tết cùng với tôm khô, củ kiệu. Món ăn có mùi vị khá nồng, kén đối tượng này lại rất tốt cho sức khỏe. Trứng vịt Bắc Thảo có thể tăng cường khả năng hô hấp, cầm máu và giải rượu hiệu quả.

Bên cạnh đó, trứng bắc thảo có thể kết hợp được trong nhiều món ăn khác nhau như súp, cơm,...và rất được ưa chuộng trong các buổi tụ họp, tán gẫu với bạn bè, người thân dịp năm mới.

4 Lạp vịt

Lạp vịt

Có nét tương đồng với món lạp xưởng thân thuộc, lạp vịt được làm 100% từ thịt vịt rút xương, trải qua quá trình tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau rồi đem phơi khô. Sau một thời gian khi vịt đã đủ thấm gia vị thì đem hấp với cơm. Từ đó tạo nên một món ăn rất dậy mùi và hấp dẫn.

Ngoài ra, từ “Lạp” trong ngôn ngữ Lào còn mang nghĩa “may mắn”, do đó các gia đình Hoa đều cố gắng đưa món này vào thực đơn ngày Tết của mình.

5 Cơm gà Hải Nam

Cơm gà Hải Nam

Dường như đây là món ăn có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào có cộng đồng người Hoa sinh sống. Thoạt nhìn qua, món ăn này có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi quá trình chế biến tỉ mỉ cẩn thận khi gà được luộc phải chiên làm sao cho gà béo vừa phải, không được quá ngấy.

Người ta sẽ tận dụng nước luộc gà để ăn kèm với cơm. Bên cạnh đó, không thể thiếu chén gia vị để tăng cường thêm mùi vị tươi ngon của thịt gà.

Đây là một món ăn ngon, lạ miệng, lại không mất quá nhiều thời gian nên thường được chọn để đãi khách đến chơi dịp xuân về.

6 Khâu nhục

Khâu nhục

Trong tiếng Hoa, “khâu” nghĩa là hấp cho mềm rục, “nhục” là thịt vịt. Như vậy, đây lại là món ăn từ thịt vịt nữa.

Song, khác với “lạp vịt” được phơi khô, khâu nhục được hấp cho mềm rục ra, hấp càng lâu thì thịt càng ngon hơn. Khi ăn, ta có cảm giác như miếng thịt được tan ra trong miệng, hương vị đa dạng từ các loại gia vị khác nhau sẽ làm người ăn phải xuýt xoa.

Đây là món ăn được dùng để đón tiếp những người đến từ phương xa, do vậy không khó hiểu khi được người Hoa ưa lựa chọn cho những bữa cơm đoàn viên.

7 Chè trôi nước

Chè trôi nước

Trong tiếng Trung, từ “chè trôi nước” được phát âm là "Tāngyuán" khá giống với từ “đoàn viên”. Những viên bột dạng tròn, nằm lơ lửng giữa chén nước dùng tạo cảm giác gì đó bắt mắt.

Khi dùng muỗng xắn ra thì thấy lớp nhân đậu xanh vàng ươm bên trong. Múc một muỗng chè, gồm viên chè và nước đường, điểm tô thêm một vài lát gừng sẽ khiến lòng bạn trở nên ấm áp và ngọt ngào lạ thường.

Nghe tả thôi thì bạn cũng hiểu được tại sao món chè này được người Hoa dùng vào những ngày Tết rồi chứ?

8 Bánh tổ

Bánh tổ

“Tổ” trong loại bánh tổ này ý chỉ sự “cao”, thâm niên, ngụ ý cho một năm cao hơn, tốt hơn phía trước. Tuy được dùng đa số trong các dịp đặc biệt trong năm, song bánh tổ trở nên phổ biến hơn cả là vào dịp tết. Xét về nguyên liệu, đây là loại bánh khá dễ làm bởi thành phần chính chỉ có gạo nếp, một ít đậu đỏ và đường, sau khi bánh chín người ta sẽ rắc một ít hạt vừng lên trên để dậy mùi thơm lừng.

Ngoài ra, cũng tùy vào nếp sống và thói quen gia truyền mà bánh tổ đặt trên bàn thờ gia tiên mỗi nhà sẽ có nhiều hình thù và màu sắc khác nhau. Một sự kết hợp hoàn hảo là khi bạn ăn một mẩu bánh tổ, sau đó hớp một ngụm trà. Còn gì có thể tuyệt vời hơn nữa chứ?

Trên đây là 8 món ăn ngày tết của người Hoa tại Việt Nam mà Tip Hay muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng chúng ta đã có thêm một góc nhìn thú vị hơn về thế giới ẩm thực cũng như gợi ý cho bữa ăn ngày tết thêm ấm cúng và trọn vị. Chúc các bạn có một khoảng thời gian ấm áp và vui vẻ bên gia đình, và bạn bè.

Từ khóa: Những món ăn đặc trưng của người Hoa dịp Tết ở Việt Namnhững món ăn đặc trưng của người hoamón ăn đặc trưng của người hoamón ăn người hoa ngonmón ăn đúng chuẩn người hoacác món ăn người hoacác món ăn đặc trưng của người hoanhững món ăn đặc trưng của người hoamón ăn đặc trưng của người hoamón ăn người hoa ngonmón ăn đúng chuẩn người hoacác món ăn người hoacác món ăn đặc trưng của người hoa