Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Trẻ em sơ sinh luôn cần sự chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh ngay nhé!
Cách chăm sóc vùng kín cho trẻ em sơ sinh luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. So với các bé trai, vùng kín bé gái thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do vậy đòi hỏi sự chăm sóc đúng cách và cẩn thận. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh ngay nào!
1
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Đối với bé gái mới sinh, mồ hôi hoặc chất thải của bé dù đã rửa sạch nhưng vẫn có thể đọng lại xung quanh môi âm hộ, đặc biệt là ở các nếp gấp. Dưới đây là phương pháp vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng chuẩn:
2
Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh
Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe vùng kín cho bé:
- Luôn lau từ trước ra sau để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Khi vệ sinh vùng kín cho bé, không được thụt rửa nhằm tránh gây tổn thương bộ phận sinh dục của bé.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm để làm sạch vùng kín của bé vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, việc dùng các sản phẩm vệ sinh như vậy có thể gây kích ứng và mất cân bằng độ pH tự nhiên.
- Cần tránh tuyệt đối việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh theo các mẹo dân gian không có cơ sở khoa học.
- Luôn sử dụng khăn mềm sạch để lau khô vùng kín và mông của bé sau khi tắm hoặc vệ sinh.
- Không nên lạm dụng việc bôi kem chống hăm tã. Các bậc cha mẹ có thể giảm bớt thời gian mặc tã của con để tránh bị hăm.
3
Một số vấn đề liên quan đến vùng kín của bé gái sơ sinh bạn có thể quan tâm
Bạn cần có sự lưu ý nhất định đến các hiện tượng khác liên quan đến bộ phận sinh dục của bé như:
Hiện tượng tiết dịch có lẫn máu
Trong vài tuần đầu tiên sau sinh, bạn có thể thấy hiện tượng âm đạo của trẻ tiết dịch trong suốt hoặc màu trắng. Đặc biệt hơn là khi được 2 - 3 ngày tuổi, âm đạo của bé gái có thể chảy một chút máu. Cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là những hiện tượng bình thường, vì bé chịu ảnh hưởng nội tiết tố từ mẹ qua nhau thai khi còn ở trong bụng mẹ.
Dính môi âm hộ ở trẻ sơ sinh
Thông thường, hai môi bé sẽ tách rời nhau nhưng đôi khi có thể có tình trạng dính môi âm hộ. Tình trạng này có thể diễn ra ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ (dính một phần, lỗ tiểu không bị che lấp, che một phần âm đạo) tới nặng (dính hoàn toàn, che lấp lỗ tiểu lẫn âm đạo).
Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng đi tiểu của bé, tích tụ dịch âm đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu ở mức độ nhẹ thì đến tuổi dậy thì, trẻ có thể tự khỏi nhờ nồng độ estrogen tăng lên. Nếu dính ở mức độ nặng thì cần phẫu thuật tách dính.
Trên dây là những lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh mà Bách hoá XANH muốn gửi tới bạn. Hi vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc trẻ.