Những lưu ý khi bảo quản bột ăn dặm cho bé
Bảo quản chất lượng bột ăn dặm cho bé được tốt là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cùng tìm hiểu những lưu ý khi bảo quản bột ăn dặm cho bé nhé.
Sử dụng bột ăn dặm cho bé chính là lựa chọn phổ biến của các bậc cha mẹ khi bé được 6 tháng tuổi. Bột ăn dặm giúp bổ sung dưỡng chất quan trọng và nạp năng lượng đầy đủ cho bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc bảo quản bột ăn dặm cho bé cần phải theo trình tự hợp lý và đúng cách để chất lượng sản phẩm không giảm sút. Cùng Tip Hay tìm hiểu một số lưu ý bảo quản bột ăn dặm cho bé trong bài viết sau đây nhé.
1
Bảo quản lạnh bột ăn dặm khi không dùng
Bột ăn dặm sau khi được chế biến nhưng không dùng liền cho bé thì cần phải được bảo quản lạnh trong thời gian ngắn để đảm bảo được an toàn và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Lý do cần trữ lạnh bột ăn dặm chính là vì thành phần chính trong bột ăn dặm là bột gạo, nếu để ở nhiệt độ thường sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Bacillus cereus phát triển. Khi hâm nóng lại bột ăn dặm, loại vi khuẩn này sẽ gây ra độc tố có hại cho bé.
Thời gian lý tưởng để bảo quản lạnh bột ăn dặm chính là 1 giờ sau khi nấu chín. Thực phẩm làm bột ăn dặm có thể trữ lạnh là gà, thịt, rau củ, hải sản,... Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý bảo quản lạnh thực phẩm càng sớm càng tốt để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, gây hại cho đường tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé.
2
Đánh dấu bột ăn dặm trước khi bảo quản
Sau khi chế biến các loại bột ăn dặm khác nhau, cha mẹ cần đánh dấu lên hộp đựng bột để tránh tình trạng quên cho bé ăn. Bạn hãy đánh dấu lên hộp về loại thực phẩm làm bột ăn dặm và ngày tháng đã chế biến để hạn chế những tình huống xấu xảy ra nhé.
3
Không sử dụng lại bột ăn dặm còn thừa
Sau khi cho bé ăn bột ăn dặm thì bạn không được bảo quản lạnh trở lại bột ăn dặm còn thừa rồi tái sử dụng. Bởi vì khi ấy, bột ăn dặm đã bị hỏng và phát sinh một số độc tố không tốt gây hại sức khỏe của bé. Chính vì vậy, bố mẹ nên đem đổ phần thừa của bột ăn dặm để đảm bảo an toàn cho bé cưng nhà mình nhé.
4
Bảo quản bột ăn dặm thành từng khẩu phần
Việc lên một danh sách chia nhỏ khẩu phần bột ăn dặm rồi bảo quản chính là phương án tối ưu cho các bậc cha mẹ để mang lại bữa ăn tốt nhất cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý lựa chọn những sản phẩm tươi xanh, vệ sinh sạch sẽ và hạn sử dụng còn dài để việc chế biến được an toàn và chất lượng.
5
Giữ ấm bột ăn dặm thay vì hâm nóng nhiều lần
Việc hâm nóng bột ăn dặm nhiều lần sẽ khiến cho dưỡng chất bị biến đổi chất và món ăn bị hỏng. Thay vào đó, bạn hãy giữ cho bột ăn dặm luôn ở nhiệt độ ấm đều đặn bằng cách ngâm chén bột vào một tô nước nóng hay một chiếc bình giữ nhiệt.
6
Sử dụng càng sớm càng tốt
Quá trình trữ lạnh bột ăn dặm cho bé có thể kéo dài trong vòng một tháng. Tuy nhiên, việc sử dụng bột ăn dặm cho bé sớm sẽ giúp giữ được dưỡng chất tốt và hương vị ngon hơn. Đặc biệt, bạn nên bảo quản thực phẩm làm từ thịt, cá chỉ trong 1 tuần và thực phẩm từ rau củ khoảng 3 đến 4 ngày.
7
Rã đông đúng cách
Quy trình rã đông bột ăn dặm cần được tiến hành như sau: Lấy bột ăn dặm từ ngăn đông của tủ lạnh xuống ngăn mát vào buổi tối trước khi cho bé ăn vào ngày mai để tiết kiệm thời gian. Các bậc cha mẹ cần lưu ý là bột ăn dặm đã mang xuống ngăn mát rã đông thì không được mang đi đông ngược lại.
8
Hâm nóng đúng cách
Bột ăn dặm sau khi đã được rã đông, cần được đun sôi lại trên lửa nhỏ hoặc hấp cách thủy để tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại cho bé. Nếu hâm nóng bằng lò vi sóng thì bạn cần chú ý đến nhiệt độ ở trên và dưới của chén bột có thể không đều, sẽ gây bỏng cho bé khi ăn.
Bảo quản bột ăn dặm cho bé dùng dần là cách làm thông minh của các mẹ bận rộn, vừa ích cho mẹ lại đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, mẹ hãy học cách bảo quản và sử dụng bột được bảo quản đúng cách, an toàn cho bé yêu nhé!