Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để không gây hại đến sức khỏe
Trứng vịt lộn món ăn được nhiều người ưa thích, bổ dưỡng cho sức khoẻ. Tuy nhiên khi ăn cần lưu ý những gì để không gây hại đến sức khoẻ?
Trứng vịt lộn là theo cách gọi của người bắc còn người nam hay gọi là hột vịt lộn đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe nhưng không phải cứ bổ là được ăn nhiều. Vậy ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ và cần lưu ý những gì khi ăn trứng vịt lộn để tốt cho sức khỏe, câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Theo Đông y thì trứng vịt lộn có tác dụng: dưỡng huyết, ích trí tu âm, giúp cơ thể tăng trưởng. Còn theo Tây y thì trứng vịt lộn là một trong những loại trứng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao như: protein, lipit, canxi, photpho, các loại vitamin… giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe, nhất là những người mới ốm dậy.
1
Ăn trứng vịt lộn phải đi kèm rau răm
Sẽ có không ít người thắc mắc tại sao cứ ăn trứng vịt lộn lại phải ăn rau răm đơn giản là vì rau răm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng khi nó được kết hợp cùng trứng vịt lộn sẽ làm nên một bài thuốc cực tốt cho sức khỏe dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý ngoài ra còn giúp tránh được các chứng bệnh về đường tiêu hóa như trướng bụng, lạnh bụng, đầy hơi.
Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Theo Đông y nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng sẽ tốt hơn vì đây là món ăn khó tiêu nếu như bạn ăn buổi tối sẽ khiến bị đầy bụng khó tiêu hóa.
2
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn
Mặc dù tốt nhưng không nên cho trẻ ăn hột vịt lộn do có nhiều chất lại có tính hàn nên nếu như cho trẻ dưới 5 tuổi ăn khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện ăn trứng vịt lộn sẽ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe.
3
Phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn trứng vịt lộn
Giai đoạn mang thai là giai đoạn cần bổ sung chất dinh dưỡng mặc dù trứng vịt lộn có nhiều chất, tốt cho bà bầu nhưng không vì thế mà các bà bầu ăn quá nhiều mà nên hạn chế ăn chỉ nên ăn 2 trứng /tuần và không ăn liền nhau mà nên chia ra.
4
Không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày
Nhiều người do sở thích nên ngày nào cũng ăn trứng vịt lộn. Đây là một thói quen không hề tốt cho sức khỏe nếu ăn trứng vịt lộn hàng ngày sẽ làm tăng cholesterol trong máu, từ đó gây nên các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp…..
5
Tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn để qua đêm
Nhiều gia đình có thói quen đồ không ăn hết cất để tủ lạnh, một số thực phẩm để tủ lạnh có thể an toàn nhưng nếu trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ không tốt nữa mà trái lại nó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Nếu ăn vào bạn sẽ rất dễ mắc các chứng bệnh về tiêu hóa thậm chí là ngộ độc.
6
Sau khi ăn trứng vịt lộn không uống trà
Nhiều người nói ăn trứng vịt lộn xong miệng có mùi tanh vì vậy thường uống một chén trà. Tuy nhiên trà chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein có trong trứng sẽ gây chứng khó tiêu hóa.
7
Người nào không nên ăn trứng vịt lộn
Người bị bệnh tim mạch, người mắc bệnh mỡ máu, người mắc bệnh gan… không ăn trứng vịt lộn. Vì trong trứng có hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu gây hại cho tim mạch, lượng đạm lớn sẽ kích thích sự tích tụ của mỡ trong máu và gan, khiến những người đã mắc bệnh thì bệnh nặng thêm.
8
Không ăn quá 3 trứng vịt lộn một tuần
Đối với trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1/2 quả trứng vịt lộn/ ngày. Và chỉ nên ăn mỗi tuần ăn 1- 2 quả.
Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn/ngày mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần.
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi ích của trứng vịt lộn đồng thời có cách ăn thật sự phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.