Những lưu ý khi ăn su hào
Các thành phần có trong su hào như: Anbumin, đường, chất xơ, Canxi, Phốt pho, Sắt, Vitamin C, Axit nicotic…có tác dụng ngừa ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch, chống cảm cúm. Nhưng để có được những giá trị đó, bạn cần tuân thủ theo những lưu ý mà Tip Hay sẽ nêu ra sau đây.
1
Lưu ý khi ăn su hào
Mặc dù su hào có thể chữa bệnh và mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người dùng nhưng tuyệt đối không nên ăn sống. Su hào ăn sống có thể gây đau bụng đối với những người đang gặp khó khăn về đường tiêu hóa, người bị đau dạ dày. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng không nên ăn nộm su hào.
Không nên ăn quá nhiều su hào bởi nó khiến bạn hao khí tổn huyết. Su hào còn chứa Goitrogens – hợp chất có khả năng gây ra sưng tuyến giáp. Do đó, đối với những người đang mắc bệnh tuyến giáp không nên hoặc hạn chế dùng thực phẩm này.
Khi ăn su hào chúng ta nên ăn cả lá và củ chứ không nên bỏ qua lá non. Lá su hào có khả năng trị thực tích, đàm tích và mụn nhọt.
2
Một số bài thuốc từ su hào
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ su hào sau:
- Tiêu đờm: dùng thân hoặc lá su hào rửa sạch, cắt thành từng miếng. Cho dầu vừng vào xào qua rồi thêm nước để nấu canh. Một ngày ăn từ 1 – 2 lần. Hoặc có thể gọt vỏ su hào, giã nát hay xay sinh tố, cho thêm ít mật ong. Khi ăn nhớ uống kèm với nước đã đun sôi.
- Miệng khô, khát nước: cắt su hào thành từng miếng và giã nát, cho thêm đường và nước đun sôi. Dùng ăn sống.
- Tiêu mụn nhọt: giã nát su hào, đắp vào chỗ chứa mụn hoặc vắt lấy nước uống để mụn nhanh lành.
Xem thêm: Cách chọn mua su hào sạch và tươi ngon
Ngoài ra, khi chọn su hào bạn nên chọn củ có kích thước trung bình hoặc nhỏ, cầm lên có cảm giác nặng. Su hào là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh, nhưng người dùng cũng nên lưu ý một số điều trên để đảm bảo sức khỏe nhé!
Nguồn tham khảo: afamily.vn