Tip hay

Những lợi ích của bông súng đối với sức khỏe

Những lợi ích của bông súng đối với sức khỏe

Hoa súng (Nymphaea lotus) chúng giống như hoa sen nhưng nhỏ hơn. Chúng ta đều đã biết đến công dụng của hoa sen, nhưng chắc hẳn có nhiều người chưa biết về hoa súng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1 Bông súng là gì?

Tìm hiểu sơ lược về loài hoa súng

Hoa súng có màu trắng, màu đỏ tím hoặc vàng nhạt, có nhụy vàng nhưng không thơm như hoa sen. Lá của chúng giống với hoa sen nhưng có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, súng còn có củ, có thể dùng để chế biến các món ăn.

Hoa được tìm thấy ở những ao, hồ hay đầm lầy ẩm ướt. Người Ai Cập cổ đại xem hoa súng là biểu tượng của Thái Dương và Tái Sinh. Người ta thường ngâm hoa súng với rượu đế và dùng thức uống này giống như thuốc kích dục và cương dương.

2 Giá trị dinh dưỡng và công dụng của hoa súng

Giá trị dinh dưỡng và công dụng của hoa súng

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng, hoa súng có tác dụng hơn Viagra thời nay mà bởi vì giá trị dinh dưỡng có trong chúng quá nhiều. Cụ thể gồm: Giàu Nuciferine C19 H21 NO2 – đây là Alkaloid có nhiều trong hoa sen (một axit amin có nguồn gốc tự nhiên). Chất này thường dùng để điều trị chứng bất lực sinh lý ở nam và nữ giới.

Bên cạnh đó, hoa súng còn chứa nhiều chất như: Apomorphine C17 H17 NO2, Phytosterol, Bioflavonoids, Phosphodiesterase, Glucose, Fructose, Sucrose, Mannitol, Raffinose, Amino axit, Axit Galacturonic. Những chất này không chỉ dùng để chữa chứng yếu sinh lý mà còn hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả.

Bông súng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả.

Ngoài ra, hoa súng còn dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, đường tiểu bị rối loạn, mất ngủ kinh niên hay tiểu đường.

Không những thế, người ta dùng hoạt chất được lấy từ lá hay cọng súng để chữa bệnh gan. Làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ trong máu hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng bệnh tối đa.

3 Bài thuốc chữa bệnh của cây súng

Đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều

Bạn có thể nấu hoa súng khoảng 30 – 40g hoặc sấy khô, tán bột uống mỗi ngày từ 10 – 20g. Bài thuốc này có thể chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Nam giới bị di tinh, trẻ em bị co giật.

Bài thuốc chữa bệnh của cây súng

Di tinh, khí hư

Dùng củ súng, kim anh (bỏ lớp hạt quả ở trong), chỉ lấy lớp vỏ bao bọc quả ở ngoài. Đốt cho sạch lông gai, giúp chúng giòn hơn. Tán bột uống mỗi ngày từ 15 – 20g để chữa chứng di tinh ở nam giới và khí hư nhiều ở nữ.

Suy nhược cơ thể

Dùng 400g củ súng và 800g củ mài luộc chín, bóc vỏ. Sau đó, phơi khô chúng và tán nhuyễn. Mỗi lần dùng khoảng 10g để nấu thành cháo ăn hàng ngày. Bài thuốc này giúp điều trị chứng suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm.

Bài thuốc chữa bệnh của cây súng

Giải cảm

Ngoài ra, bạn có thể nấu chè bằng củ súng để ăn giúp giải cảm hiệu quả. Và chế biến nhiều món ngon từ hoa súng để có được lợi ích từ chúng mang lại.

4 Bông súng làm món gì ngon?

Mặc dù bài viết là bông súng, nhưng bộ phận mà chúng ta nói đến để chế biến thành món ngon chủ yếu là cọng bông súng, các bạn lưu ý nhé!

Làm rau sống

Người dân Nam Bộ thường dùng bông súng để làm rau sống. Họ tước vỏ, bẻ khúc sau đó dùng dao chẻ mỏng cọng súng ra để làm thành món rau ghém. Món này chấm với mắm kho là phù hợp nhất.

Bông súng bóp xổi

Bạn lấy cuống của bông súng, tước bỏ vỏ ngoài, sau đó rửa sạch và cắt ngắn thành từng khúc khoảng 4 – 5 cm, rồi cho vào thau sạch và dùng tay bóp nhẹ. Tiếp đến, pha chén giấm chung với 2 muỗng đường cát, khuấy đều cho tan đường. Bạn đổ chén giấm này vào thau bông súng đã bóp nhẹ, thêm vào đó 1 ít rau răm xắt nhuyễn và trộn đều.

Món này chấm với mắm kho quẹt hoặc nước tương kho là thích hợp nhất. Ngoài ra, bông súng bóp xổi giúp giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt.

Bông súng bóp xổi

Gỏi bông súng

Cách làm gỏi bông súng không quá cầu kỳ, bạn chỉ cần sử dụng thịt heo nạc, thịt thăn bò hoặc tôm đất đem luộc chúng lên, rồi cắt nhỏ. Cọng súng tước sạch vỏ, có thể chẻ nhỏ hoặc để nguyên.

Tiếp đến cho phần thịt, tôm đã chuẩn bị vào trộn với bông súng, cho thêm chén nước chấm pha từ chanh tươi, nước mắmđường và ớt vào trộn đều. Không nên trộn quá nhiều lần sẽ khiến bông súng bị dập. Nhớ trộn vừa cay, vừa chua vừa ngọt thì mới ngon. Sau khi trộn xong nhớ cho thêm ít đậu phộng và rau thơm rải đều lên bề mặt dĩa là hoàn thành.

Gỏi bông súng

Bông súng luộc, xào

Đây là món ăn khá đơn giản nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạn lột vỏ cọng bông súng sau đó luộc hoặc xào chung với những món rau khác đều được. Đặc biệt, cọng súng thường dùng để chế biến các món xào ăn chay.

Nấu canh chua, lẩu chua

Bạn lột vỏ cọng súng, cắt thành khúc để nấu canh chua với bông điên điển và cá linh. Đây là món ăn phổ biến của người dân Nam Bộ.

Ngoài việc nấu canh chua với cá linh. Bạn có thể nấu chúng với cá lóc, cá rô đồng, lươn hoặc ếch tùy thích. Chúng đều mang đến cảm giác ngon miệng, giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn.

Bông súng nấu lẩu

Làm dưa chua

Có một điều mà ít người biết đến đó là dùng cọng súng để muối dưa. Bạn có thể dùng cuống lá của cây súng, sau đó tước bỏ vỏ, rửa sạch và ướp muối lên.

Cách làm tương tự như muối dưa cải, bạn có thể muối ăn xổi hoặc muối làm dưa rồi kho với hoặc thịt đều được. Món ăn này giúp bạn cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng súng.

Bông súng muối dưa chua

Trên đây là những thông tin và lợi ích của hoa súng đối với đời sống cũng như sức khỏe, và tùy theo cơ địa của mỗi người, sẽ có những hiệu quả và tác dụng khác nhau. Hy vọng chúng sẽ cung cấp thêm một số kiến thức bổ ích cho các bạn đọc. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Bạn sẽ quan tâm:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Những lợi ích của bông súng đối với sức khỏenhững lợi ích của bông súng đối với sức khỏehoa súngbông súngtác dụng của hoa súngcây bông súngnhững lợi ích của bông súng đối với sức khỏehoa súngbông súngtác dụng của hoa súngcây bông súng