Những loại trái cây tươi ngon vào mùa thu mà bé nên ăn thường xuyên
Cùng Tip Hay khám phá những loại trái cây mùa thu tươi ngon, giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bé ngay trong bài viết sau đây nhé!
Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ. Việc bổ sung các loại trái cây giàu dưỡng chất hằng ngày có thể giúp trẻ nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Cùng Tip Hay tìm hiểu về những loại trái cây mùa thu có lợi cho sức khỏe mà trẻ nên dùng thường xuyên ngay sau đây nhé!
1
Quả chuối
Chuối là loại quả vô cùng quen thuộc và có thể tìm thấy ở khắp các siêu thị, chợ truyền thống tại Việt Nam. Chuối mang đến rất nhiều giá trị về dinh dưỡng cho trẻ, cụ thể:
- Cải thiện tình trạng táo bón.
- Dễ tiêu hóa vì chuối mềm và có độ trơn.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nguy cơ gây dị ứng cực thấp.
Khi cho trẻ ăn chuối, bố mẹ cần lưu ý một vài điều sau:
- Không nên cho trẻ ăn chuối và lúc đói. Do hàm lượng magie trong chuối khá cao, khi ăn chuối lúc đói thì lượng magie tăng đột biến có khả năng khiến nhịp tim rối loạn. Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong chuối cũng sẽ khiến dạ dày khó chịu khi ăn vào lúc đó.
- Chỉ nên cho trẻ ăn khoảng vài muỗng cà phê chuối nghiền khi trẻ đang bị táo bón. Nếu tiêu thụ quá nhiều chuối có thể khiến trẻ táo bón nặng hơn.
- Hạn chế cho trẻ bị tiêu chảy ăn chuối vì chất xơ trong chuối có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
- Khi trẻ bị ho không nên cho trẻ ăn chuối. Chất dịch và độ trơn của chuối rất dễ khiến trẻ bị ngứa họng và ho nhiều hơn.
2
Quả bưởi
Bưởi là một trong những loại trái cây giải nhiệt rất được người Việt ưa thích. Một số lợi ích nổi bật mà quả bưởi mang đến cho sức khỏe như:
- Phòng ngừa nguy cơ béo phì ở trẻ
- Cải thiện nhu động ruột, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ răng lợi phát triển khỏe mạnh
- Ngăn chặn tình trạng thiếu máu và những vấn đề liên quan
- Tăng tốc độ làm lành vết thương
Một số điều quan trọng bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn bưởi:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên ăn bưởi và chỉ có thể dùng một lượng nước ép bưởi nhỏ. Bưởi có tính chua, nhiều axit nên có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy và gây đau dạ dày khi cho trẻ sử dụng nhiều và thường xuyên.
- Khi cho trẻ nhỏ trong độ tuổi ăn dặm ăn bưởi, bố mẹ nên cho con ăn thử một ít và kiểm tra xem trẻ có xuất hiện tình trạng dị ứng hay không.
- Trẻ em từ 1 - 6 tuổi chỉ nên uống tối thiểu 120 - 180ml nước ép bưởi/ngày.
- Nên pha nước ép bưởi với nước lọc theo tỷ lệ 3:1 để làm loãng axit sẽ an toàn hơn khi cho trẻ nhỏ sử dụng.
3
Quả nho
Bên trong những quả nho chín mọng là rất nhiều loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B1, phốt pho, beta-carotene, axit folic, canxi, magie, sắt, omega 3, DHA và chất xơ. Những lợi ích khi cho trẻ ăn nho thường xuyên có thể kể đến như:
- Hạn chế táo bón
- Cải thiện tình trạng khó tiêu
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
- Nâng cao hệ miễn dịch
Một vài lưu ý khi cho trẻ ăn nho:
- Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều nho để tránh tình trạng hấp thụ quá nhiều carbohydrate, phòng ngừa trẻ bị dị ứng.
- Bố mẹ không nên cho trẻ tự ăn nho vì nho có dạng nhỏ tròn, rất dễ bị hóc nếu trẻ không cẩn thận. Chỉ nên cho trẻ từ 8 tháng tuổi ăn nho và luôn quan sát trẻ mỗi khi ăn để tránh tình trạng trẻ bị hóc, nghẹn.
4
Quả na
Sở hữu đa dạng khoáng chất như kali, canxi, đồng, sắt,.. và nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, carbohydrate, vitamin B, vitamin C, vitamin K,.. Quả na mang giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Cụ thể:
- Quả na chứa lượng đường cao, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng, phù hợp dùng như một bữa ăn phụ.
- Hàm lượng vitamin C, vitamin A, vitamin B2 và riboflavin cao giúp hạn chế sự phát triển của gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh về mắt và bảo vệ mắt sáng khỏe.
- Sở hữu các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như polyphenol, asimicin và bullatacin,.. giúp nâng cao sức đề kháng, phòng chống nguy cơ mắc ung thư, sốt rét hoặc nhiễm các loại giun sán.
Khi cho trẻ ăn nho, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Chỉ nên cho trẻ ăn thử na khi trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Cần tách hạt na cẩn thận trước khi cho trẻ ăn vì hạt nhỏ, dễ bị hóc đồng thời hạt na có chứa chất độc có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Chỉ nên cho trẻ ăn na chín, những quả na chưa chín hẳn có vị chát dễ gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa.
- Na chứa nhiều đường và năng lượng, không phù hợp ăn quá nhiều trong ngày.
- Nên ăn na trực tiếp để lượng dưỡng chất được cơ thể hấp thu trọn vẹn. Có thể làm sinh tố na và sữa tươi để trẻ ăn dặm.
Trên đây là những loại trái cây mùa thu tươi ngon, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ ăn thường xuyên mà Tip Hay muốn gợi ý đến bạn. Đừng quên theo dõi Tip Hay thường xuyên để cập nhật tin tức hữu ích cho cuộc sống hằng ngày nhé!
Nguồn bài viết: Báo Tổ Quốc - Chuyên trang Trí Thức Trẻ.