Tip hay

Những loại thực phẩm chế biến sẵn nên ăn càng ít càng tốt

Những loại thực phẩm chế biến sẵn nên ăn càng ít càng tốt

Nhiều loại thực phẩm được chế biến sẵn rất tiện lợi. Tuy nhiên, một số loại lại chứa nhiều chất béo, đường và muối – những chất gây hại sức khỏe hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ “điểm mặt” những loại thực phẩm chế biến mà bạn nên ăn càng ít càng tốt.

Thực phẩm chế biến sẵn là gì?

Thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm đã được xử lý thành dạng đóng hộp, đông lạnh, nướng, sấy khô và thanh trùng để trở nên an toàn hơn, dễ bảo quản hoặc dễ sử dụng hơn.

Các phương pháp chế biến trên không thực sự có hại, mà yếu tố gây hại chính là những thành phần được thêm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm chế biến sẵn nên hạn chế ăn

1 Thịt xông khói

Thịt xông khói rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng natri rất cao, có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra, chất béo bão hòa và chất bảo trong thịt xông khói là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch và ung thư.

Theo Vinmec, thịt xông khói chứa các chất phụ gia như nitrit và nitrat. Những chất phụ gia này khi được nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo thành các hợp chất nitrosamine. Chất này được biết đến như một chất gây ung thư.

Thịt xông khói rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng natri rất cao, có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp

2 Bánh làm từ yến mạch

Mặc dù được quảng cáo là loại bánh ngũ cốc bổ dưỡng nhưng những loại bánh làm từ yến mạch lại không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nhanh tiêu hóa khiến bạn mau đói. Chúng còn chứa hàm lượng tinh bột rất cao cùng nhiều loại đường phụ gia không lành mạnh.

Mặc dù được quảng cáo là loại bánh ngũ cốc bổ dưỡng nhưng những loại bánh làm từ yến mạch lại không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nhanh tiêu hóa khiến bạn mau đói

3 Mì ăn liền

Mì ăn liền có thể là món ưa thích của nhiều người nhờ sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, bạn có biết một gói mì có thể chứa gần 2000 mg natri, cao hơn 500 mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Điều này sẽ làm tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ.

Hơn nữa, mì ăn liền hầu như không cung cấp chất dinh dưỡng mà chất béo có trong mì ăn liền còn là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol và béo phì.

Mì ăn liền hầu như không cung cấp chất dinh dưỡng mà chất béo có trong mì ăn liền còn là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol và béo phì.

4 Trái cây sấy khô

Khi bạn thèm ngọt, thì những loại hoa quả sấy khô là sự lựa chọn tốt hơn các loại kẹo ngọt, vì chúng chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt

Thế nhưng, hãy cẩn thận với số lượng mà bạn ăn, vì chỉ một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể chứa nhiều đường và calorie. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều, chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ tích trữ trong cơ thể.

Chỉ một lượng nhỏ trái cây sấy cũng có thể chứa nhiều đường và calorie. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều, chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ tích trữ trong cơ thể.

5 Các loại hạt tẩm hương vị

Các loại hạt tẩm hương vị là những thực phẩm được chế biến sẵn với quá nhiều muối và đường. Những lượng muối và đường dư thừa này có thể khiến bạn bị tăng cân, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường.

Các loại hạt tẩm hương vị là những thực phẩm được chế biến sẵn với quá nhiều muối và đường. Những lượng muối và đường dư thừa này có thể khiến bạn bị tăng cân, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường

6 Kẹo dẻo

Hầu hết các loại kẹo dẻo đều được đóng gói với lượng đường trái cây cao như đường bắp hay đường mía – những thứ dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường và trên thực tế chúng chứa rất ít trái cây.

Ngoài ra, đường, các chất phụ gia và gelatin (nguyên liệu để làm bánh, thạch rau câu và kẹo dẻo) sẽ dính vào răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng.

Hầu hết các loại kẹo dẻo đều được đóng gói với lượng đường trái cây cao như đường bắp hay đường mía – những thứ dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường và trên thực tế chúng chứa rất ít trái cây.

7 Bơ thực vật

Bơ thực vật thường được dùng để thay thế cho bơ thường. Tuy nhiên, một số loại bơ thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe, vì chúng sẽ khiến cơ thể tích tụ cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng các bệnh nhân ung thư hoặc có nguy cơ ung thư nên hạn chế ăn bơ thực vật.

Bơ thực vật thường được dùng để thay thế cho bơ thường. Tuy nhiên, một số loại bơ thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe, vì chúng sẽ khiến cơ thể tích tụ cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ

8 Tương cà

Cà chua trong tương cà được pha loãng nên tương cà hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, hầu hết calorie trong tương cà đều là đường và muối – những nguyên nhân gây cao huyết áp và tiểu đường.

Cà chua trong tương cà được pha loãng nên tương cà hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, hầu hết calorie trong tương cà đều là đường và muối – những nguyên nhân gây cao huyết áp và tiểu đường

9 Khoai tây chiên

Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo bão hòa và các axit béo có hại, gây tắc động mạch, làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo bão hòa và các axit béo có hại, gây tắc động mạch, làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Không phải thực phẩm chế biến nào cũng gây hại cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng thực phẩm chế biến bạn nên chọn lọc khoa học để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đinh nhé!

Xem thêm Những thực phẩm không nên chế biến bằng lò vi sóng

Nguồn: Vinmec

Từ khóa: Những loại thực phẩm chế biến sẵn nên ăn càng ít càng tốtnhững loại thực phẩm chế biến sẵn nên ăn càng ít càng tốtlợi và hại của thực phẩm chế biến sẵncách chọn thực phẩm chế biếnthực phẩm chế biếnthực phẩm