Những loại rau tuyệt đối không nhúng lẩu
Nồi lẩu ngon không thể thiếu sự xuất hiện của các loại rau, tuy nhiên không phải rau nào cũng an toàn khi chần và ăn sống. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết nên hạn chế dùng các loại rau sau trong món lẩu.
Hoa chuông
Một giống thuộc họ cà độc dược, bề ngoài rất giống với rau đắng do đó chúng dễ bị nhầm lẫn với rau đắng.
Khi ăn sống hoặc trần bạn rất dễ nhiễm Spocolamin - gây ảo giác.
Nấm lạ
Lẩu nấm ngon ngọt dễ ăn, lại thanh nhiệt. Nhưng với các loại nấm lạ mọc trong vườn nhà thì tốt nhất bạn không nên dùng nếu không thể xác định chính xác chúng thuộc loại nấm nào.
Bởi nấm độc có thể khiến bạn ngộ độc và gây tử vong.
Lá môn
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa lá môn và dọc mùng, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây dị ứng và nóng vùng họng nếu bạn ăn phải loại lá môn có pha màu tím ở giữa phần lá và thân lá.
Giá – đỗ
Giá đỗ thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn mà không nhất thiết phải có sự hiện diện của lẩu.
Tuy nhiên việc ăn giá đỗ sống hay chỉ chần qua nước lẩu đều không tốt. Bởi khi trụng sơ, nhiệt độ thường chỉ dao động 30 – 35 độ C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
Mặt khác giá đỗ nếu không được rửa sạch và diệt khuẩn ăn sống sẽ nhiễm vi sinh vật có hại.
Do đó, nếu ăn giá đỗ bạn nên đảm bảo giá được rửa sạch và trụng giá qua nước sôi.
Khoai – cà chua
Cà chua, khoai lang, khoai tây nên tránh dùng chung với lẩu hải sản vì có thể dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Nếu muốn ăn, bạn nên ăn cách thời gian sau khi ăn lẩu 2 - 3 tiếng.
Xem thêm: Bạc hà và húng lủi có phải là cùng một loại cây?
Thông tin tham khảo: eva.vn
Rau rất tốt nhưng khi kết hợp với món lẩu sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Ăn lẩu bạn cũng nên ăn rau trước khi dùng thịt như vậy sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa.