Những loại hoa quả đẹp nhưng có chứa chất độc
Hoa quả có tác dụng trang trí, làm đẹp thêm không gian sống của chúng ta. Tuy nhiên dù bề ngoài xinh đẹp, nhiều loại hoa lại chứa độc tố nguy hiểm. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về những loại hoa quả đó nhé!
Những loại hoa quả cảnh chứa chất độc
Ngô đồng: Theo báo VOV, toàn thân ngô đồng, đặc biệt là củ và hạt, có chứa Curcin. Chất này có thể gây chóng mặt và buồn nôn nếu nuốt phải.
Huệ lili: Lycorine có trong Huệ lili là chất gây nên các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn phải. Bên cạnh đó nhựa của loại cây này có thể gây bỏng rát nếu tiếp xúc với da người.
Thơm ổi: Đây là loại cây được trồng cảnh khá nhiều vì hoa của chúng rất bắt mắt. Tuy nhiên chất Lantanin alkaloid hoặc Lantadene A của loài cây này có thể gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.
Đỗ quyên: Đỗ quyên được khá nhiều gia đình ưa chuộng và trồng làm cảnh. Tuy nhiên đây là loại hoa mà mọi bộ phận đều chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Thậm chí 100 đến 225g lá đỗ quyên cũng đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.
Chuỗi ngọc: Cũng khá giống với đỗ quyên, các bộ phận của chuỗi ngọc đều mang độc. Chất Gucosides trong loài cây này sẽ gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hồng môn: Nếu bất cẩn ăn phải bất cứ bộ phận nào của loài cây này, ta sẽ cảm thấy bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột bởi chất độc Calcium oxalate và Csparagine.
Cẩm tú cầu: Là loại hoa với vẻ ngoài thanh lịch dịu dàng, cẩm tú cầu lại chứa chất Hydragin-cyanogenic glycoside ở lá và củ, gây tiêu chảy, ói, thở gấp cho người ăn phải.
Xương rồng bát tiên: Độc tố của xương rồng bát tiên chủ yếu nằm ở nhựa cây, gây bỏng rát nếu tiếp xúc với da.
Mức độ nguy hiểm của các loại cây, hoa cảnh có độc
Thực tế, không nên loại bỏ hoàn toàn những loại cây cảnh này bởi không phải ai tiếp xúc với chúng cũng ngộ độc mà còn tùy vào cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó nếu chỉ dùng với chức năng trang trí, làm cảnh, những cây này không gây quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc ngộ độc do ăn nhầm cây cảnh độc thường xảy ra ở trẻ em. Vẻ ngoài bắt mắt của các loại hoa có thể kích thích trí tò mò của các bé, khiến bé tò mò hái và đưa hoa lá vào miệng.
Để khắc phục, có thể kê cao bệ hoặc chậu trồng cây, để xa tầm với của trẻ. Bên cạnh đó nên chú ý dọn dẹp sạch sẽ lá, cánh hoa rụng để bé không nhặt bậy. Buổi tối tốt nhất nên đưa chậu cảnh ra ngoài để tránh ngộ độc CO2 từ cây.
Xem thêm: Làm sao để trái cây tươi lâu?
Có thể thấy, cây cảnh tuy có chức năng trang trí làm đẹp nhà cửa nhưng cũng tiềm tàng những nguy hiểm từ độc tố của chúng. Hãy cẩn thận với việc chọn và trồng cây cảnh để bảo vệ an toàn gia đình bạn. Chúc các bạn luôn vui vẻ!
Nguồn: Báo VOV