Tip hay

Những đối tượng nên tránh ăn cá diếc

Những đối tượng nên tránh ăn cá diếc

Những người có cơ địa dị ứng với cá, người mắc bệnh gan, thận, gout và các vấn đề liên quan đến rối loạn chảy máu là nhóm đối tượng nên tránh ăn các món chế biến từ cá diếc để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1 Người có cơ địa dị ứng với cá

Những người có cơ địa dị ứng với các loại cá nói chung nên loại bỏ cá diếc khỏi danh sách những thực phẩm nạp vào cơ thể

Những người có cơ địa dị ứng với các loại cá nói chung nên loại bỏ cá diếc khỏi danh sách những thực phẩm nạp vào cơ thể. Về bản chất, họ thường rất dễ mẫn cảm. Chỉ cần ăn một lượng cá nhỏ cũng khiến nhóm người này gặp rắc rối lớn và điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

Một số dấu hiệu cho biết bạn đã bị dị ứng cá nói chung và cá diếc nói riêng là nổi mẩn đỏ, có cảm giác ngứa rát da ngay sau khi ăn. Môi, cổ họng và các vùng da khác trên cơ thể bị sưng phù, làm cho quá trình hô hấp trở nên khó khăn. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng với những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn. Nhiều người còn cảm thấy choáng váng, đau đầu khi rơi vào trường hợp này.

2 Người mắc bệnh gout

Những người mắc bệnh gout cần phải thực sự cẩn trọng khi lựa chọn thức ăn bởi chúng ảnh hưởng rất to lớn đến bệnh tình của họ. Đây là một trong những nhóm người nên tránh ăn cá diếc bởi loại cá này chứa hàm lượng purine rất cao, lên đến khoảng 137mg/100 gram. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ lập tức chuyển hóa thành acid uric trong máu, làm gia tăng lượng urate đọng tại khớp xương gây đau nhức trầm trọng.

Cá diếc chứa nhiều purine, làm gia tăng acid uric trong máu, lắng đọng urate tại các khớp xương và gây đau nhức

Nếu đang trong thời kì bị bệnh không khống chế và bị đau thường xuyên, bạn nên tuyệt đối tránh xa loại cá này để cơn đau trở nên nặng hơn. Đến khi bệnh đỡ hơn, các triệu chứng đau không còn nhiều thì bạn có thể ăn một chút nhưng không được ăn với lượng nhiều, tránh vượt quá 150mg purine mỗi ngày.

3 Người gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chảy máu

Thành phần acid eicosapentaenoic trong cá diếc không tốt cho những người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn chảy máu như người ưa chảy máu, xuất huyết dị ứng,... Tuy có công dụng cản trở các phân tử cholesterol trong máu bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch nhưng acid này lại tác động đến tiểu cầu, ức chế kết dính tiểu cầu và làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

Thành phần acid eicosapentaenoic trong cá diếc không tốt cho những người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn chảy máu như người ưa chảy máu, xuất huyết dị ứng,...

4 Người mắc các bệnh về gan, thận

Lượng purine cao trong cá diếc thực sự là một mối nguy hại cho những người đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận. Những thực phẩm chứa hàm lượng purine quá lớn khi đi vào cơ thể sẽ tác động, kích thích quá trình sản sinh acid uric, lâu dần gây ra tình trạng sỏi thận. Mặt khác, các loại cá nói chung và cá diếc nói riêng rất giàu kali, tạo ra áp lực bài tiết và gây tổn hại chức năng của thận.

Lượng purine cao trong cá diếc thực sự là một mối nguy hại cho những người đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận

Những người bị bệnh gan cũng nên kiểm soát lượng protein nạp vào từ thực phẩm và giữ chúng ở mức vừa đủ, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh gan cấp tính. Do đó, nên chọn những loại cá có mức protein tương đối thay vì cá diếc để đảm bảo không bổ sung protein vượt quá mức cho phép.

Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng vì nhiều lí do mà cá diếc không phải là lựa chọn phù hợp cho những nhóm đối tượng nói trên. Mong là sau bài viết này sẽ có ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình.

Xem thêm: Những loại cá nước ngọt ngon nhất thế giới

Nguồn tham khảo: afamily.vn

Từ khóa: Những đối tượng nên tránh ăn cá diếcăn cá diếc có tốt khôngnhững người tuyệt đối tránh ăn cángười bệnh gout có ăn được cá diếcai không ăn được cá diếcăn cá diếc có tốt khôngnhững người tuyệt đối tránh ăn cángười bệnh gout có ăn được cá diếcai không ăn được cá diếc