Tip hay

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bé bước vào độ tuổi ăn dặm thì bên cạnh sữa là nguồn dinh dưỡng chính, các mẹ cần 1 thực đơn ăn dặm khoa học để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Tip Hay mách mẹ vài lưu ý để có thêm nền tảng xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con yêu nhé.

1 Dạ dày của các bé rất nhỏ

- Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi có dung tích dạ dày rất nhỏ, chỉ bằng 1/5 dung tích dạ dày người trưởng thành. Như vậy, nếu người lớn chúng ta dung nạp được lượng thức ăn tương đương 1300 ml thì các bé chỉ ăn được tương đương 200 ml.

- Vậy nên khi tập cho bé ăn dặm và trong suốt thời kỳ ăn dặm, mẹ đừng ép bé ăn quá no khiến bé khó tiêu hóa, dễ bị nôn trớ, dẫn đến sợ ăn và từ chối thức ăn...

- Bé vẫn bú mẹ hay uống sữa là chính. Vậy mẹ hãy bắt đầu cho bé với 1 vài muỗng bột nhỏ để bé cảm nhận và thấy thích thú, sau đó tăng dần chút một theo khả năng dung nạp của bé.

Dạ dày của bé rất nhỏ, mẹ ép bé ăn nhiều không tốt cho quá trình ăn dặm của bé

Dạ dày của bé rất nhỏ, mẹ ép bé ăn nhiều không tốt cho quá trình ăn dặm của bé

2 Bé cần nhiều chất dinh dưỡng

Bước vào tháng thứ 6, sữa mẹ hay sữa công thức không còn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các bé nên cần thiết bé phải được bổ sung qua chế độ ăn dặm. Mặc dù không ăn được lượng lớn thức ăn nhưng nhu cầu dinh dưỡng của các bé lại khá cao.

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ từ 7 - 12 tháng cần được bổ sung 850 Kcal năng lượng, 13.5 g chất đạm, 50 g chất béo, 95 g chất bột đường, 500.6 mcg vitamin A, 50 mg vitamin C, 11 mg sắt, 3 mg kẽm và 270 mg canxi cùng với các chất dinh dưỡng khác mỗi ngày.

Như vậy 200 ml lượng thức ăn trẻ có thể dung nạp (tương đương với 1 chén cháo nhỏ) cần bao gồm đầy đủ các nhóm chất: đạm (thịt, trứng, cá, tôm, cua...), chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), bột đường (gạo tẻ, khoai tây, ngũ cốc...), vitamin và khoáng chất (các loại rau củ, trái cây...).

Bé ăn ít nhưng cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu

Bé ăn ít nhưng cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu

Mẹ lưu ý, vì các bé không ăn được các thực phẩm thô và các vitamin, dưỡng chất trong thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến nên cần tham khảo kỹ các phương pháp chế biến nhé!

3 Bắt đầu cho bé ăn dặm - mẹ nên nhớ chất quan trọng hơn lượng

- Các mẹ thường có suy nghĩ cho con ăn càng nhiều càng tốt, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều dinh dưỡng và tăng cân tốt. Nhưng mẹ phải thay đổi suy nghĩ, nên hiểu rằng chất quan trọng hơn lượng nhé.

- Mẹ không nên áp đặt 1 lượng ăn nhất định với bé.

- Tùy nhu cầu của bé, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý như hỗ trợ năng lượng cho bé hiếu động, bổ sung đạm và chất béo cho bé nhẹ cân, thêm chất xơ cho bé dễ bị táo bón...

- Lưu ý: sữa mẹ hay các loại sữa dành cho bé vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, các bữa ăn dặm chủ yếu giúp bé bổ sung dinh dưỡng, không phải ăn cho no đâu nhé. Việc kết hợp các loại thực phẩm để cho ra 1 chén cháo ăn dặm cho bé vì thế rất quan trọng.

Mẹ nên chú trọng đến chất thay vì lượng ăn trong mỗi khẩu phần ăn của bé

Mẹ nên chú trọng đến chất thay vì lượng ăn trong mỗi khẩu phần ăn của bé

4 Thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo một số yêu cầu

- Thức ăn cho bé tập ăn dặm cần thật mềm mịn để bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

- Nên bắt đầu với các thực phẩm có vị gần với sữa mẹ để bé dễ làm quen. Mùi vị rất quan trọng với bé, ảnh hưởng đến cảm nhận và thái độ của bé với việc ăn dặm về sau. Có thể tham khảo như: bí đỏ nghiền, khoai tây nghiền, đậu hà lan hấp chín nghiền trộn sữa...

Thức ăn tập cho bé ăn dặm cần mềm mịn và có vị gần với sữa mẹ

Thức ăn tập cho bé ăn dặm cần mềm mịn và có vị gần với sữa mẹ

- Cần đa dạng các loại thực phẩm để bé được cung cấp đầy đủ các loại chất cũng như giúp bé luôn ngon miệng và hào hứng với từng bữa ăn.

Đa dạng thực phẩm chế biến trong chế độ ăn dặm để bé được nhận đầy đủ các chất

Đa dạng thực phẩm chế biến trong chế độ ăn dặm để bé được nhận đầy đủ các chất

- Cần cho bé uống thêm nước, nước hoa quả và cả trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là nền tảng cho quá trình "học ăn" của các bé. Vì vậy việc mẹ cho bé ăn gì, ăn như thế nào là rất quan trọng để giúp bé luôn đón nhận các bữa ăn với thái độ hào hứng, vui vẻ, ăn ngon, chóng lớn.

Từ khóa: Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổilưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổithực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổibé tập ăn dặm cần lưu ý những gìchế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổisữa bột cho bé