Tip hay

Những điều cần biết về nước mắm

Những điều cần biết về nước mắm

Hầu hết người tiêu dùng thường chọn mua nước mắm tại các siêu thị, cửa hàng dựa trên bao bì sản phẩm từ các thương hiệu... Thế nhưng khó ai có thể nắm rõ thông tin về độ đạm, màu sắc, hương vị của chúng nếu chỉ dựa trên cảm giác.

Có rất nhiều loại nước mắm được bày bán trên thị trường: nước mắm nguyên chất (nước mắm truyền thống), nước mắm pha sẵn, nước mắm chay, nước mắm công nghiệp... Vậy mỗi loại khác nhau như thế nào? Sử dụng nước mắm thế nào cho đúng?

1 Phân biệt các loại nước mắm

Nước mắm truyền thống

Thành phần chính: Cá, muối được ủ lên men trong thời gian dài.

Màu sắc: Vàng rơm, màu cánh gián. Tiếp xúc với không khí sau vài tiếng nước mắm chuyển màu đậm hơn.

Hương vị: Vị đậm đà, độ mặn cao và khá gắt. Tuy nhiên khi dùng dù được pha cùng các nguyên liệu khác bạn vẫn sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu.

Mùi hương: Hương thơm nồng đặc trưng chỉ cần khuấy nhẹ bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mùi của muối biển và cá rõ ràng.

Độ đạm: Thường từ 10 độ trở lên. Những loại trên 25 độ là nước mắm cốt hay nước mắm nhĩ, trên 30 độ là những dòng  đặc biệt của hai loại nước mắm này.

Hạn sử dụng: 2 - 3 năm, 30 - 45 ngày sau khi mở nắp chai. Nếu có muối đọng dưới đáy chai bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng tiếp tục mà không lo ngại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nước mắm truyền thống có vị đậm đà, hương thơm nồng đặc trưng

Nước mắm pha sẵn

Thành phần chính: Nước mắm (30% - 40%), giấmđường, tỏi, ớt.

Màu sắc: Màu vàng rơm có độ trong, thêm vào đó là tỏi và ớt băm nhuyễn, rất đẹp mắt.

Hương vị: Vị hài hòa giữa nước mắm và các nguyên liệu. Có độ ngọt và mặn dịu nhẹ dễ ăn.

Mùi hương: Dù có nhiều nguyên liệu nhưng tất cả càng làm hương thơm của nước mắm thêm phần nổi bật. Khi khuấy đều hay đun ấm bạn sẽ cảm nhận được hương tỏi, giấm rõ hơn.

Độ đạm: Tùy theo loại nước mắm được sử dụng mà chúng có độ đạm khác nhau. Thông thường sẽ giao động từ 10 - 15 độ.

Hạn sử dụng:  12 tháng, với những chai đã khui bạn chỉ nên sử dụng trong 1 tuần.

Nước mắm pha sẵn vị chua ngọt, có độ mặn nhẹ, đẹp mắt

Nước mắm chay

Thành phần chính: Muối biển, đậu tương, thơm, được lên men tự nhiên.

Màu sắc: Màu vàng cánh gián đậm, có độ sánh nhẹ. Sau 1 tiếng tiếp xúc không khí sẽ chuyển màu đậm rõ rệt, đôi khi chuyển màu gần như đen.

Hương vị: Vị khá nhạt so với các loại nước  mắm khác. Có vị ngọt hậu đậm, nhưng vẫn giữ được độ thanh từ thực vật.

Mùi hương: Hương thơm thoang thoảng của đậu và thơm. Dù được làm từ thực vật nhưng nước mắm chay vẫn chứa thành phần hương liệu mang mùi thơm đặc trưng của cá biển ở mức độ nhẹ.

Độ đạm: Nhiều người cho rằng nước mắm chay không có độ đạm.  Nhưng chúng vẫn chứa hàm lượng đạm thực vật (5 - 6 độ), tốt cho sức khỏe.

Hạn sử dụng: 12 tháng, sử dụng trong 30 ngày sau khi mở nắp.

Nước mắm chay màu đậm hơn so với các loại nước mắm khác

Nước mắm công nghiệp (nước chấm)

Thành phần chính: Muối, đường, chất điều vị, chất bảo quản và tinh cốt cá.

Màu sắc: Màu vàng nâu có độ trong đẹp mắt.  Với những chai vẫn giữ nguyên màu sắc khi đặt nước mắm ra không khí 1 tiếng bạn không nên sử dụng bởi chúng thường có màu hóa học.

Hương vị: Vị mặn đậm đà, xen lẫn vị ngọt sắc. So với các loại nước mắm truyền thống và nước mắm chay thì chúng khá loãng.

Mùi hương: Hương thơm dịu của cá biển. Dù đun nóng hương muối biển vẫn khá nhạt. Có thể dễ dàng làm các loại nước chấm mà không cần sử dụng nước.

Độ đạm: Dưới 10 độ đạm, đây là loại chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Hạn sử dụng: 12 tháng, 30 ngày là thời gian sử dụng tốt nhất sau khi mở nắp chai.

Nước mắm công nghiệp màu đẹp mắt, dễ dàng sử dụng mà không cần pha loãng

2 Chọn mua nước mắm

Màu sắc: Chọn mua nước mắm có màu nâu đỏ, vàng rơm hay vàng cánh gián, có độ trong. Nước mắm có đục màu, xanh hoặc xanh xám tuyệt đối không nên chọn.

Mùi vị: Nước mắm chất lượng sẽ có hương thơm đậm từ muối và cá đặc trưng, vị đậm đà, hậu ngọt. Với nước mắm chay bạn sẽ thấy hương thơm từ đậu, vị hơi nhạt, dễ chịu. Tránh chọn mua các sản phẩm có vị ngọt từ đầu, gắt.

Độ đạm: Các loại nước mắm truyền thống thường sẽ có độ đạm cao, do vậy mà không cần dùng các chất bảo quản.

Lưu ý:

- Nước mắm cốt, mắm nhĩ không đông khi đặt trong ngăn đá.

- Nước mắm không đổi sắc khi để ngoài không khí 1 tiếng chứa phẩm màu, phụ liệu hóa học không tốt cho sức khỏe.

- Không phải nước mắm có độ đạm càng cao sẽ càng ngon, mà do công thức pha chế của nhà sản xuất.

- Bạn nên chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không chọn mua nước mắm nhãn mác không rõ ràng, quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chọn mua nước mắm có màu nâu đỏ, vàng rơm hay vàng cánh gián, có độ trong

3 Cách sử dụng nước mắm an toàn

Các bộ phận trong cơ thể trẻ đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ bài tiết chưa phát triển hoàn chỉnh, khi sử dụng nước mắm có vị mặn và độ đạm cao sẽ kích thích các tế bào hoạt động liên tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó không sử dụng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi.

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn mẹ có thể sử dụng nước mắm với lượng thấp khoảng 1 muỗng cà phê / ngày. Nếu muốn dùng lượng lớn hơn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trong nước mắm cũng chứa hàm lượng muối cao khi cho trẻ sử dụng mẹ nên cân bằng lượng muối hấp thụ vào cơ thể trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

-   Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

-   Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

-   Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

-   Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Người có bệnh về thận, xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tim mạch không nên dùng nước mắm. Bởi chúng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ đường, năng lượng và chất béo, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chỉ nên thêm nước mắm vào khi món ăn gần chín. Tránh đun quá lâu, như vậy sẽ khiến các Vitamin và khoáng chất thiết yếu trong nước mắm sẽ mất đi rất nhiều.

Không dùng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi, không đun nước mắm quá lâu

4 Sử dụng nước mắm theo từng món

- Luộc, hấp: Nên dùng các loại nước mắm nguyên chất, không pha loãng, thêm ớt và chanh nếu thích. Nước mắm sẽ giúp thực phẩm có vị ngọt mềm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

- Chiên: Thường có nhiều dầu mỡ, nước mắm pha sẵn vị chua ngọt sẽ giúp bạn chống ngán. Bạn cũng có thể sử dụng các loại nước mắm khác, pha loãng, thêm tỏi, ớt, chanh, đường.

- Canh: Chỉ thêm nước mắm khi đã tắt bếp. Như vậy sẽ tránh được tình trạng canh bị chua, đồng thời giữ lại lượng lớn Vitamin có trong nước mắm khi nước sôi, bốc hơi.

- Kho: Sau khi thịt cá gần chín, bắt đầu mềm bạn mới thêm chút nước mắm như vậy phần thịt không bị cứng lại dậy vị hơn rất nhiều. Nhiệt độ cao khi kho sẽ làm nước mắm mất đi lượng lớn Vitamin và khoáng chất do vậy chỉ nên sử dụng nước mắm công nghiệp khi kho.

- Không dùng nước mắm với tôm tép kho. Nước mắm sẽ làm hương vị của chúng mất đi khá nhiều đồng thời làm giảm hàm lượng Canxi hấp thụ vào cơ thể.

Không sử dụng nước mắm cho trẻ dưới 1 tuổi, hay đun chúng quá lâu

Xem thêm: Cách chọn mua nước mắm ngon

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Những điều cần biết về nước mắmchọn mua nước mắm chất lượngchọn mua nước mắmcách chọn nước mắmdùng nước mắmnước mắm chất lượngchọn mua nước mắm chất lượngchọn mua nước mắmcách chọn nước mắmdùng nước mắmnước mắm chất lượng