Những điều cần biết khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường rất được ưa chuộng nhờ tính tiện lợi. Tuy nhiên, thực phẩm chế biến sẵn vừa có mặt lợi, mặt hại. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các loại thực phẩm chế biến nhé!
Hiện nay vì nhiều lý do mà thực phẩm chế biến sẵn đang dần được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên việc chế biến thực phẩm chế biến sẵn có tốt và cần lưu ý gì? Cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1
Thực phẩm chế biến sẵn là gì?
Thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm đã được xử lý thành dạng đóng hộp, đông lạnh, nướng, sấy khô và thanh trùng… để trở nên an toàn hơn, dễ bảo quản hoặc dễ sử dụng hơn.
2
Mục đích của thực phẩm chế biến sẵn
Việc chế biến và đóng hộp sẵn thực phẩm vì nhiều lý do
-
Bảo toàn chất lượng dinh dưỡng và độ tươi ngon của thực phẩm.
-
Tránh để thực phẩm bị ôi thiu và biến chất ngay sau khi thu hoạch, giết mổ.
-
Tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
-
Cải thiện hương vị cho thực phẩm.
3
Lợi ích của thực phẩm chế biến sẵn
Có một số loại thực phẩm chế biến tốt cho sức khỏe như sữa hoặc nước trái cây tiệt trùng và được bổ sung thêm canxi hoặc vitamin D để giúp chắc khỏe xương, ngũ cốc ăn sáng được thêm chất xơ để tăng cường hệ tiêu hóa...
Nhiều sản phẩm chế biến sẵn tiện dụng, chỉ cần mua về, hâm nóng hoặc sử dụng trực tiếp không cần tốn thời gian cho các công đoạn sơ chế.
Thực phẩm chế biến sẵn với nhiều loại đa dạng, có thời gian bảo quản lâu hơn và có giá cả hợp lí.
Sử dụng công nghệ hiện đại như hút chân không, tiệt trùng giúp giữ lại được vị tươi ngon, vitamin và khoáng chất mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4
Những điều cần biết về thực phẩm chế biến sẵn
Khi lựa chọn mua thực phẩm chế biến sẵn, bạn phải xác định được được 3 yếu tố chính: đường, muối và chất béo.
Chú ý về lượng đường
Theo Vinmec, các loại thực phẩm chế biến sẵn như kẹo dẻo, trái cây sấy khô… thường chứa rất nhiều đường bắp hay đường mía - những thành phần dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường.
Đường không chỉ ẩn trong các loại đồ ngọt. Nó được thêm vào các loại nước sốt và ngũ cốc hay bánh mì để tạo màu sắc hấp dẫn hơn.
Vì vậy, bạn nên để ý kỹ lượng đường trong bảng thành phần của sản phẩm vì đó sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn chế biến thực phẩm có lượng đường phù hợp.
Chú ý về lượng muối
Khoảng ¾ lượng muối chúng ta tiêu thụ hàng ngày là đến từ các sản phẩm chế biến sẵn và chúng ta thường tiêu thụ quá mức cho phép là 2,300 mg muối mỗi ngày.
Các loại thực phẩm đóng hợp như súp, đậu, nước sốt, các loại hạt được tẩm gia vị... thường có lượng muối rất cao để tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị dư muối, dẫn đến các bệnh như: cao huyết áp, sơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến thận…
Do đó, điều đơn giản bạn cần làm là xem xét hàm lượng muối trên bảng thành phần dinh dưỡng và lựa chọn các sản phẩm có lượng muối vừa đủ để bảo vệ sức khỏe.
Chú ý về lượng chất béo
Chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn như bơ thực vật, khoai tây chiên… thường giúp chúng giữ được hình dáng và tăng thời gian bảo quản.
Có nhiều loại chất béo, nhưng chất béo chuyển hóa (trans fat) là nguy hiểm nhất. Chất béo này sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và béo phì.
Vì vậy, xem bảng thành phẩn để kiểm tra sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa hay dầu thực vật hydro hóa (một dạng của chất béo chuyển hóa) hay không.
5
Cách lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn
Xem kỹ các thành phần được sử dụng và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm.
Lựa chọn những thực phẩm giàu protein, vitamin, muối khoáng, chất xơ và tránh các sản phẩm nhiều đường, muối và chất béo.
Cân bằng việc sử dụng thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến, tránh lạm dụng sản phẩm chế biến.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm chế biến sẵn đúng cách cũng như có lợi cho sức khỏe nhé!