Những điều ba mẹ cần biết trước khi đi tiêm chủng cho bé
Thời gian gần đây có một số trường hợp trẻ bị sốc thuốc khi tiêm chủng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy cha mẹ nhất định phải biết những điều cần thiết trước khi đi tiêm chủng để an toàn cho trẻ.
Tiêm chủng là biện pháp giúp trẻ tăng sức đề kháng để cơ thể trẻ phát triển bình thường, chống lại các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Trẻ phải trải qua nhiều mũi tiêm khác nhau có mũi tiêm khác nhau có loại thuốc gây phản ứng phụ có loại không. Nhưng tốt nhất mẹ cần cân nhắc đến sức khỏe của trẻ trước khi đưa trẻ đi tiêm.
1
Khám sàng lọc trước tiêm chủng
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết, vì qua khám sàng lọc bác sĩ sẽ có chuẩn đoán về tình trạng sức khỏe của trẻ xem trẻ có đủ sức khỏe để tiêm phòng hay không còn trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường thì bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ tạm hoãn hoặc không được tiêm loại vắc xin đó.
Thông thường khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ hỏi người nhà về tình trạng sức khỏe của bé, sau đó bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận vì vậy để có kết quả chính xác nhất thì người nhà và bác sĩ nên hợp tác cùng nhau để đảm bảo trẻ được tiêm đúng thuốc, đúng thời điểm và điều quan trọng là an toàn cho sức khỏe của bé.
2
Thông báo cho bác sĩ những thông tin cần thiết
Khi đưa bé đến trạm y tế hay bệnh viện để tiêm phòng mẹ cần cung cấp đầy đủ các thông tin dưới đây cho bác sĩ:
Nếu là trẻ sơ sinh mẹ cần cho bác sĩ biết trẻ đã đủ 2.5kg chưa?
Trong những ngày gần đây trẻ có bú (ăn), ngủ bình thường không, có dấu hiệu gì bất thường như sốt hay đang sử dụng thuốc gì không?
Đặc biệt từ trước đến nay trẻ có dị ứng với loại thuốc hay loại vắc xin đã từng tiêm hoặc uống trước đây không?
Sau những lần tiêm trước đó về trẻ có bị sốt hay có dấu hiệu gì bất thường hay không?
3
Lưu ý cần biết trước khi đưa trẻ đi tiêm
Trước khi đến ngày đi tiêm mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ nếu thấy trẻ đang bị bệnh như ho, sổ mũi hoặc sốt thì tốt nhất không nên đưa trẻ đi tiêm.
Trong trường hợp nếu lần này tiêm cùng mũi tiêm trước nhưng lần đầu sau khi tiêm trẻ có phản ứng nặng thì tốt nhất nên ngưng mũi tiếp theo và hỏi ý kiến bác sĩ để trẻ có mũi tiêm phù hợp hơn.
Trước khi đi tiêm mẹ cần chuẩn bị đầy đủ sổ tiêm chủng, phiếu khám, những loại thuốc đã cho trẻ uống gần đó để báo với bác sĩ khám sàng lọc ban đầu.
Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo.
Trên đây là một vài thông tin cần biết trước khi ba mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ trẻ được an toàn, khỏe mạnh.
Chọn mua tã chất lượng dành cho bé yêu tại Bách Hóa XANH