Những dấu hiệu giúp phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em
Tăng huyết áp không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn có ở trẻ em Dưới đây là những dấu hiệu giúp phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em mà phụ huynh cần biết.
Tăng huyết áp là một bệnh lý quen thuộc với nhiều người, thường thấy người lớn. Tuy nhiên, chứng bệnh này lại có thể xuất hiện ở những trẻ ít vận động. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu giúp phát hiện sớm huyết áp ở trẻ em qua bài viết sau của Tip Hay.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em
Theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau thì tần suất những trẻ em bị tăng huyết áp trong những năm gần đây tăng lên từ 0.8% đến 5%, song song đó là tình trạng béo phì ở trẻ do ít vận động cũng cao hơn trước.
Dấu hiệu ban đầu của tăng huyết áp ở trẻ cũng không rõ ràng như đau đầu, đau ngực, đau bụng, giảm thị lực,... Nếu không chữa trị kịp thì nó sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như tổn thương mạch máu, tổn thương võng mạc mắt, biến chứng thần kinh,.. khi vào tuổi trưởng thành.
Vì vậy việc phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em rất cần thiết, do tăng huyết áp không cao như người trưởng thành, vì vậy rất phức tạp nếu trẻ không chịu hợp tác. Tuy nhiên, kết quả đo huyết áp ở trẻ phụ thuộc vào dụng cụ và cách đo phù hợp với độ tuổi. Hiện nay, trẻ trên 3 tuổi đều bị yêu cầu đo huyết áp ít nhất 1 lần khi khám sức khỏe, đối với trẻ dưới 3 tuổi chỉ được đo huyết áp trong các trường hợp như:
-
Mắc bệnh tim bẩm sinh đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật.
-
Bị nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hoặc tiểu đạm tái phát, mắc bệnh thận hoặc các dị dạng đường niệu đã biết trước đây.
-
Có tiền sử sinh non, rất nhẹ cân hoặc có biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi sức tích cực hay gia đình có tiền sử bị bệnh thận bẩm sinh.
-
Trẻ được ghép tạng đặc, mắc bệnh ác tính hoặc được ghép tủy.
-
Trẻ dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp.
-
Trẻ mắc các bệnh hệ thống khác có liên quan đến tăng huyết áp như đa u sợi thần kinh. Có bằng chứng trẻ bị tăng áp lực nội sọ.
2
Nguyên nhân tăng huyết áp trẻ em
Nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân thứ phát xuất hiện hầu hết ở những trẻ bị tăng huyết áp là do các bệnh lý liên quan đến thận, cụ thể là bệnh chủ mô thận, mạch máu thận.
-
Bệnh lý chủ mô thận như viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu; viêm cầu thận Henoch-Schonlein;...
-
Hoại tử ống thận cấp, viêm cầu thận, độc thận do thuốc, cách bệnh lý chủ mô thận gây suy thận khác.
-
Chấn thương thận hoặc các chấn thương khác, tắc đường niệu cấp tính.
-
Viêm mạch máu, chấn thương, chèn ép mạch máu thận, tổn thương mạch máu sau phẫu thuật hoặc chụp mạch máu,...
-
Các nguyên nhân thần kinh như stress, co giật, rối loạn chức năng thần kinh tự động,...
-
Sử dụng thuốc kháng viêm có chứa non steroid, thuốc kích thích giao cảm, cocain,...
-
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mạn tính hoặc kéo dài bao gồm bướu Wilm, Hemangiopericytoma, u tủy thượng thận, u nguyên bào thần kinh, u quanh hạch giao cảm,....
Nguyên nhân nguyên phát.
Tăng huyết áp do các yếu tố nguy cơ ở trẻ em là:
-
Trong gia đình có người bị bệnh lý tim mạch, béo phì, rối loạn giấc ngủ,...
-
Trẻ bị béo phì, rối loạn dung nạp đường.
-
Trẻ bị tăng hoạt tính của hệ giao cảm, tăng hoạt tính renin trong máu.
-
Chế độ ăn nhiều muối.
Do vậy việc cân bằng chế độ ăn uống và vận động ở trẻ hết sức quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe bé mà còn ngăn chặn các nguyên nhân gây nguy hiểm đến bé sau này. Ngoài ra, đối với những bé có tiền sử bệnh liên quan đến bị thận hay thần kinh nên theo dõi kỹ lưỡng hơn, để tránh trẻ bị mắc tăng huyết mạn tính.
Bên trên là bài viết về những nguyên nhân gây ra triệu chứng tăng huyết áp ở trẻ em, mong rằng qua bài viết trên có thể giúp các bạn đọc, nhất là những bậc phụ huynh đã có con có thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị.
Nguồn: Vinmec.com