Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu sắt có thể bạn chưa biết
Chất sắt là một khoáng chất quan trọng cho sự vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu sắt có thể bạn chưa biết qua bài viết sau.
Thông thường, cơ thể con người có thể nhận đủ lượng chất sắt cần thiết thông qua chế độ ăn uống đa dạng, khoa học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể bị thiếu sắt, ảnh hưởng đến khả năng tạo hemoglobin - một loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể.
Khi đó, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu,...thậm chí gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Việc nắm rõ dấu hiệu thiếu sắt sẽ giúp bạn biết khi nào cần bổ sung chất sắt một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau!
1
Dấu hiệu của cơ thể khi thiếu chất sắt
Thông thường, khi cơ thể thiếu chất sắt ở mức độ nhẹ sẽ rất khó nhận biết, nhưng khi tình trạng thiếu hụt ngày một tồi tệ hơn thì dấu hiệu bệnh cũng rõ ràng với các triệu chứng ngày càng gia tăng. Một số dấu hiệu của cơ thể khi thiếu chất sắt bao gồm:
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu đuối, không có sức sống và làn da nhợt nhạt, kém sắc.
- Tim đập nhanh hơn bình thường, cảm thấy đau tức ngực, khó thở, đi kèm với tình trạng nhức đầu, chóng mặt thường xuyên.
- Tay chân lạnh, toát mồ hôi.
- Móng tay giòn, dễ gãy.
- Cổ họng bị đau, viêm lưỡi.
- Cảm giác thèm ăn bất thường những thực phẩm lạ như nước đá, tinh bột, thậm chí là chất bẩn.
- Cảm giác chán ăn, nhất là ở trẻ em.
Nếu gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu trên, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì bệnh thiếu máu do thiếu sắt không thể điều trị tại nhà.
2
Những trường hợp cần bổ sung sắt
Đối với người bình thường, sẽ nhận đủ lượng chất sắt từ việc ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên đối với một số người do có sự điều chỉnh chế độ ăn, hoặc sinh lý thay đổi nên dẫn đến thiếu sắt. Dưới đây là một số trường hợp cần bổ sung chất sắt:
- Người ăn chay trường do không thể bổ sung sắt từ những nguồn thực phẩm như thịt, hải sản.
- Phụ nữ bị mất máu quá nhiều khi đến kỳ kinh nguyệt hay chảy máu trong làm giảm lượng sắt.
- Phụ nữ mang thai thường dễ bị thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu, bởi cơ thể người mẹ lúc này cần nhiều hơn lượng sắt bình thường để nuôi em bé.
- Người có chế độ ăn uống không hợp lý, cân bằng.
3
Nhu cầu sắt khuyến nghị hằng ngày cho người Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Y tế, dưới đây là bảng thông tin nhu cầu sắt khuyến nghị hằng ngày cho người Việt Nam:
Ghi chú:
- 1- Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): Chế độ ăn kém đa dạng, lượng thịt, cá nhỏ hơn 30g/ngày hoặc lượng vitamin C nhỏ hơn 25 mg/ngày.
- 2- Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt, cá từ 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.
- 3- Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt, cá từ lớn hơn 90g/ngày hoặc vitamin C từ lớn hơn 75 mg/ngày.
- 4 - Phụ nữ có thai được khuyến nghị bổ sung viên sắt trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thiếu máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.
Vừa rồi là những thông tin cảnh báo dấu hiệu thiếu sắt mà cơ thể cần bổ sung kịp thời để không gây hại sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi!