Những đại kỵ khi ăn trái hồng mà ai cũng nên biết để an toàn sức khỏe
Hồng là loại trái cây ngon nhưng không phải ai cũng biết cách ăn đúng để tốt cho sức khỏe. Cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn những đại kỵ khi ăn trái hồng mà ai cũng nên biết.
Trái hồng là một loại quả ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn nên lưu ý một số điều khi ăn để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết những đại kỵ khi ăn trái hồng mà ai cũng nên biết qua bài viết sau nhé!
1
Những người không nên ăn quả hồng
Người đang uống rượu
Chất tanin có trong hồng khi đi xuống dạ dày sẽ tạo thành chất sền sệt, dính nhầy, dưới tác dụng của dạ dày đã bị kích thích bởi rượu, chất này sẽ nhanh chóng kết hợp với cellulose tạo ra 1 cục đông cứng khó tiêu hóa, không thể thải ra bên ngoài và lâu ngay nó sẽ gây tắc ruột.
Hơn nữa, rượu có tính nóng, độc, vị cay hơi đắng trong khi hồng có tính lạnh, kết hợp 2 thực phẩm này với nhau khi ăn chỉ tăng thêm áp lực cho hệ tiêu hóa và làm giảm sức khỏe. Thế nên, bạn không nên ăn hồng khi uống rượu và ngược lại nhé.
Người thường xuyên bị táo bón
Chất tanin trong quả hồng khi tiếp xúc với Canxi, Ma-giê, Kẽm và nhiều loại khoáng chất khác, nó sẽ tạo thành 1 hợp chất mà cơ thể rất không tiêu hóa. Nếu đang bị táo bón, hợp chất này sẽ làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn.
Do đó, không nên hoặc hạn chế ăn hồng tối đa khi bạn bị táo bón. Sau khi hết táo bón, bạn cũng chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều để tránh bị táo bón trở lại.
Người bị tiểu đường
Đường trong hồng chiếm đến 10.8% mà lại là những loại đường không có lợi cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều như Glucose, Sucrose, Fructose.
Với người đang bị tiểu đường, ăn hồng sẽ làm đường trong máu tăng cao, tình trạng tiểu đường nặng hơn. Thế nên, hạn chế ăn hồng hoặc loại bỏ hẳn quả này trong thực đơn của bạn để bệnh tình tiến triển tốt hơn nhé.
Người đang đói bụng
Các chất Tanin và Pectin có nhiều ăn hồng nếu gặp bụng đói, chúng sẽ kết tụ lại dưới tác dụng của axit trong dạ dày và khi các khối kết tụ này không đi xuống được ruột non, chúng sẽ bị giữ lại trong dạ dày và tạo thành sỏi.
Các sỏi này không được đào thải thì chúng sẽ làm tắc đường tiêu hóa và dễ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau quặn bụng trên và nặng hơn là nôn ra máu.
Vì vậy, không ăn hồng khi đang đói bụng bạn nhé, ăn hồng sau khi đã dùng bữa là một lựa chọn an toàn bạn nhé.
Người có thể trạng kém
Những người có thể trạng kém, thường xuyên bị tiêu chảy, mới ốm dậy, dạ dày kém hấp thu, khó tiêu, phụ nữ sau sinh, người già, trẻ em,...thì không nên ăn quá nhiều quả hồng vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2
Những thực phẩm không nên ăn với hồng
Ngoài những đối tượng trên, có một số loại thực phẩm không nên ăn cùng với hồng vì có thể gây hại sức khỏe như:
- Trứng: Ăn hồng sau khi ăn trứng có thể gây ngộ độc, nôn mửa.
- Tôm, cua, thịt ngỗng: Chất tanin có trong hồng có thể khiến protein trong các thực phẩm này rắn lại, chất rắn này lưu lại trong ruột lâu ngày sẽ bị lên men, thối rữa và gây đau bụng, buồn nôn.
- Khoai lang chứa nhiều tinh bột có thể sản sinh ra nhiều axit dạ dày để tiêu hóa chúng, nếu ăn thêm hồng có thể tạo nên nhiều kết tủa do tác dụng của axit dạ dày gây sỏi khó tiêu hóa, đe dọa sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với hồng
Trên đây là một số thông tin về những đại kỵ khi ăn trái hồng mà ai cũng nên biết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!