Những cách đối phó với cơn bốc hỏa khi mang thai hiệu quả
Bốc hỏa khiến thân nhiệt mẹ bầu cao hơn trong thai kỳ. Vậy bốc hỏa ở mẹ bầu có bình thường không? Có biện pháp nào đối phó không? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
Bốc hỏa khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu và khiến không ít mẹ cảm thấy không thoải mái. Cùng Tip Hay khám phá những cách đối phó với cơn bốc hỏa trong thai kỳ hiệu quả nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Bà bầu bốc hỏa có bình thường không?
Ở bà bầu, tình trạng thân nhiệt tăng cao trong thai kỳ là điều hết sức bình thường. Bởi cơ thể mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển của thai nhi, vậy nên nhiệt lượng tỏa ra cũng tăng lên.
Mặt khác, môi trường làm việc bí bách, không thông thoáng cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến bốc hỏa ở bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần lưu ý khi tình trạng bốc hỏa xảy ra quá mức, đặc biệt là hạn chế ra ngoài trong lúc tiết trời nắng nóng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
2
Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai
Dưới đây là một vài nguyên nhân hay gặp khiến mẹ bầu bốc hỏa trong thai kỳ:
- Khi thai kỳ đạt đến tuần thứ 34, lượng máu tăng gần 50% kéo theo sự mở rộng của các mạch máu và di chuyển đến gần bề mặt da. Vì vậy thân nhiệt của mẹ bầu có thể trở nên ấm hơn bình thường.
- Khi thai kỳ đạt 8 tuần, tim của mẹ bầu sẽ hoạt động mạnh hơn và bơm máu nhiều hơn 20% so với thông thường.
- Việc tăng tốc độ trao đổi chất nhằm cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé trong thai kỳ cũng dẫn đến sự thay đổi về nhiệt độ của mẹ bầu.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể thai nhi sẽ được cơ thể mẹ hấp thu. Điều này dẫn đến nhiệt độ da tăng lên, khiến mẹ bầu bị bốc hỏa.
Ngoài ra, có một số hoạt động cũng dẫn đến sự tăng nhiệt độ ở cơ thể bà bầu:
- Vận động trong thời gian dài hoặc dưới thời tiết nóng.
- Sốt cao.
- Ngâm mình trong nước ấm quá lâu.
- Ngồi phòng xông hơi.
- Dùng chăn điện hoặc miếng đệm nhiệt.
3
Dấu hiệu bốc hỏa khi mang thai
Sau đây là một vài triệu chứng bốc hỏa mà mẹ bầu có thể gặp phải khi trong thai kỳ:
- Da ấm.
- Buồn nôn.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Chuột rút các cơ.
Bên cạnh đó, nguy cơ cao kiệt sức vì say nắng hay mất nước cũng có thể xảy ra. Vì vậy, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên.
4
Cách giảm thiểu cơn bốc hỏa khi mang thai
Sau đây là vài phương pháp giúp giảm thiểu cơn bốc hỏa của mẹ bầu mà chúng mình đã tổng hợp được:
- Duy trì điều hòa trong phòng ở mức khoảng 25°C.
- Sử dụng trang phục thoải mái, không quá gò bó, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Mang theo bên người quạt cầm tay để có thể làm mát bất cứ khi nào cảm thấy nóng.
- Mỗi tuần đi bơi từ 2 - 3 lần, vừa có thể hạ hỏa vừa tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, thay bằng các thực phẩm có lượng nước cao như trái cây, rau củ vì chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu dễ chịu hơn.
- Uống ít nhất khoảng 1,5 lít mỗi ngày để giúp cơ thể điều hòa được nhiệt độ, ngừa mất nước, táo bón.
- Hạn chế các thức uống chứa caffeine bởi chúng có thể khiến huyết áp và thân nhiệt cơ thể tăng lên.
- Tắm bằng nước ấm, bởi nước lạnh không giúp hạ hỏa nhanh hơn mà còn dễ khiến thân nhiệt tăng lại nhanh chóng.
- Dùng khăn lạnh chườm lên cổ, vai, nách để góp phần hạ nhiệt dễ hơn.
- Hạn chế ra ngoài vào những khi trời nóng bức và luôn sử dụng kem chống nắng, các biện pháp che chắn khác trong trường hợp phải làm việc ngoài trời.
Trên đây là thông tin về cách đối phó với cơn bốc hỏa khi mang thai mà Tip Hay đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Hellobacsi.com