Những biểu hiện của phù phổi cấp ở bà bầu
Những biểu hiện của bệnh phù phổi cấp ở bà bầu là gì? Hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay qua dưới bài viết sau nhé.
Phù phổi cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp phải ở những phụ nữ mang thai. Hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay những biểu hiện của căn bệnh này qua bài viết sau nhé.
1
Các biểu hiện của phù phổi cấp ở bà bầu
Thể điển hình
Người bệnh có thể gặp những biểu hiện của cơn kịch phát mang tính chất diễn tiến rầm rộ sau:
- Khó thở đột ngột, nhịp tim tăng, ho nhiều
- Môi và đầu ngón tay thâm tím
- Tinh thần hoảng loạn, cảm giác tức ngực, vã mồ hôi tay và chân
- Tim đập nhanh trên 100 lần/phút
- Huyết áp thường kẹp hoặc tăng huyết áp trong tiền sản giật, các bệnh thận
Thể bán cấp
Ở thể bán cấp, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như ở thể cấp tính, cảm giác khó thở và ngứa ở cổ họng. Thể bệnh này thường gặp và phổ biến hơn thể cấp tính. Cần lưu ý, phù phổi cấp dù ở bất kỳ thể lâm sàng nào cũng điều nguy hiểm như nhau. Vì thế cần phải theo dõi và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện của bệnh để tăng khả năng điều trị.
2
Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng phù phổi cấp ở bà bầu
Bệnh tim
Bệnh tim là yếu tố dẫn đến chứng phù phổi cấp. Điển hình nhất là tình trạng hẹp van 2 lá với tỷ lệ gây biến chứng phù phổi cấp lên đến 70 - 90%. Tùy vào mức độ hẹp van mà tình trạng của bệnh phù phổi sẽ diễn biến khác nhau.
Số lần sinh trước
Theo thống kê của các chuyên gia, những phụ nữ mới sinh con lần đầu sẽ ít gặp biến chứng phù phổi cấp hơn những người đã trải qua nhiều lần sinh nở.
Tuổi thai
Tuổi thai càng lớn, các biến cố tim mạch trong sản khoa càng có tỷ lệ xảy ra nhiều hơn.
Tăng huyết áp thai kỳ
Các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ, nhất là tiền sản giật là điều kiện thuận lợi cho những cơn phù phổi cấp hình thành.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, phù phổi cấp còn gặp ở những trường hợp thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, bệnh thận, ngộ độc thuốc hoặc ngộ độc các độc chất khác,...
3
Cách điều trị phù phổi cấp
Xử trí cơn phù phổi cấp tức thời
- Tư thế: Đặt bệnh nhân ngồi thẳng, tựa lưng, để thả lỏng 2 chân xuống ghế đỡ. Có thể cho bệnh nhân thở oxy
- Băng ép các gốc chi (3 chi) và thay đổi mỗi 15 phút.
- Tiêm tĩnh mạch các thuốc như: morphin, lasix, cedilanid.
Nếu sau 15 phút không giảm thì:
- Trích máu nhưng hiện nay không sử dụng thường quy.
- Kiểm soát huyết áp.
- Trường hợp nặng có thể đặt nội khí quản hút đờm, giúp thở.
Xử trí sản khoa
Việc xử trí sản khoa thường diễn ra khi bệnh nhân đã dần hồi phục qua cơn phù phổi.
Trường hợp thai dưới 28 tuần có thể xem xét chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ lấy thai, triệt sản. Nếu thai trên 28 tuần, mổ lấy thai, triệt sản và cắt bán phần tử cung nếu nguyên nhân do bệnh tim hoặc thận
Dự phòng phù phổi cấp
- Nếu sử dụng thuốc an thần trong thai kỳ, nên chọn những loại không làm ảnh hưởng nhịp tim
- Nên gây tê thần kinh thẹn hoặc vùng đỡ đẻ
- Cung cấp đủ oxy trong quá trình sinh và sau sinh
- Tránh chảy máu quá mức trong khi sinh và hạn chế dùng thuốc co bóp tử cung nếu không có tình trạng băng huyết
- Tránh mổ lấy thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ sản khoa
- Không cho con bú khi bị suy tim quá nặng
Vừa rồi, Tip Hay vừa chia sẻ với bạn tất tần tật về bệnh phù phổi cấp cũng như cách chữa trị. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích qua bài viết.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Vinmec