Tip hay

Nhịn tiểu lâu có tác hại gì? Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?

Nhịn tiểu lâu có tác hại gì? Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?

Nhịn tiểu là việc nhiều người thường làm, tuy nhiên việc làm này lại mang đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới bài viết sau đây.

Đi tiểu là nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu của con người. Tuy nhiên, khi chúng ta ưu tiên thực hiện công việc khác quan trọng hơn thì sẽ có tình trạng nhịn tiểu.

Mặc dù trông có vẻ như bình thường, nhưng nếu nhịn tiểu trở thành thói quen thì lại có những tác hại không ngờ đến sức khỏe của bạn đấy! Vậy nhịn tiểu lâu có những tác hại nào và nhịn tối đa bao lâu là ổn? Cùng tìm hiểu nhé!

1 Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?

Việc nhịn tiểu trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của mỗi người. Thời gian phải đi tiểu thì phụ thuộc vào lượng nước bên trong bàng quang, chức năng của bàng quang cũng như tình trạng mất nước.

Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và thời gian trong ngày mà mức độ nhịn tiểu cũng sẽ không giống nhau, chẳng hạn như ban đêm sẽ có tín hiệu buồn đi tiểu ít hơn ban ngày. Ở phụ nữ, một số người sẽ có sự gia tăng trong việc buồn đi tiểu hơn khi mang thai hoặc sau khi sinh 3 tháng.

Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?

2 Tác hại khi nhịn tiểu quá lâu

Trước hết, khi nhịn tiểu lâu, bàng quang sẽ bị căng đầy trong khoảng thời gian dài, điều này dẫn đến việc người nhịn tiểu lâu sẽ bị đau bụng dưới.

Hơn thế, khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ bị giãn ra, kéo căng các cơ vòng bên ngoài để chứa nước tiểu lâu hơn. Do đó, nếu nhịn tiểu thường xuyên, tình trạng này kéo dài sẽ dễ mắc phải vấn đề mất kiểm soát các cơ vòng và làm nước tiểu rò rỉ, không kiểm soát được.

Tác hại khi nhịn tiểu quá lâuTác hại khi nhịn tiểu quá lâu

Bàng quang chính là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nhịn tiểu lâu. Nhịn tiểu lâu sẽ ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não giải quyết nhu cầu, khiến cơ bàng quang suy yếu. Nếu kéo dài và lặp lại hành động này nhiều lần, bạn sẽ rất có thể bị bí tiểu khi lớn tuổi.

Nghiêm trọng hơn, nước tiểu còn là nơi có thể trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, gây các bệnh lý tại thận và ngoài thận. Cụ thể là khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang sẽ có nguy cơ chảy ngược vào thận và gây nhiễm trùng hoặc tổn thương bộ phận này.

Không chỉ có những tác hại trên, mà việc nhịn tiểu lâu còn rất nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe chúng ta như:

Dẫn đến việc tiểu không kiểm soát

Dẫn đến việc tiểu không kiểm soátDẫn đến việc tiểu không kiểm soát

Cơ thể sẽ bị mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ và làm tổn thương cơ sàn chậu (cơ thắt niệu đạo) - cơ giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài nếu như bạn nhịn tiểu quá lâu. Khi đó, bạn sẽ dễ mắc phải việc tiểu dắt hay tiểu són.

Đó là những bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của bạn do rất phiền toái. Dù không quá nguy hiểm và đã có cách chữa trị nhưng lại không được triệt để, khỏi bệnh hoàn toàn. Vậy nên hãy hạn chế việc nhịn tiểu quá lâu để không mắc phải các bệnh này bạn nhé!

Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng thường do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang hoặc thậm chí là thận. Bệnh thường xảy ra nghiêm trọng ở nam giới, nhưng phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai) lại dễ mắc phải hơn do niệu đạo ngắn hơn.

Ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng tiểu sẽ là tiền thân của bệnh tăng huyết áp hoặc gây ra biến chứng sẹo thận. Một số triệu chứng thường gặp có thể là hay buồn tiểu, sốt nhẹ, cảm giác buốt rát khi đi tiểu và nước tiểu sẽ bị đục hoặc có máu.

Bệnh viêm bàng quang kẽ

Bệnh viêm bàng quang kẽBệnh viêm bàng quang kẽ

Nhịn tiểu trong khoảng thời gian dài sẽ xuất hiện hội chứng đau bàng quang hay còn gọi lại bệnh viêm bàng quang kẽ. Khi mắc phải bệnh này, bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu lại ít hơn bình thường.

Ngoài ra còn có triệu chứng đau bụng vùng xương chậu gây khó chịu. Và quan trọng là hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào triệt để được.

Sỏi thận

Sỏi thậnSỏi thận

Đây là một trong những căn bệnh được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nói về tác hại của việc nhịn tiểu quá lâu. Bởi theo Bộ Y tế, sỏi thận sẽ hình thành do nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu bị cô đặc rồi kết tinh lại thành sỏi.

Sỏi thận chỉ thường được chúng ta phát hiện mình đã mắc phải khi việc đi tiểu trở nên đau đớn, hay cảm thấy buồn nôn và đặc biệt là nước tiểu có máu.

Về việc điều trị sỏi thận, tùy thuộc vào kích thước của các viên sỏi mà có cách điều trị khác nhau. Đối với sỏi thận nhỏ, việc điều trị sẽ đơn giản hơn khi chỉ cần dùng thuốc đều đặn, uống đủ nước và tập thói quen đi tiểu có chu kỳ.

Suy thận

Suy thậnSuy thận

Ngoài sỏi thận ra thì suy thận cũng là hậu quả do thận không thể lọc các độc tố cũng như chất thải ra khỏi máu bằng đường tiểu. Suy thận có thể bắt đầu từ việc nhiễm trùng hoặc tổn thương thận, nên đây chính là biến chứng gián tiếp của việc nhịn tiểu quá lâu.

Xuất hiện các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, hay mệt mỏi và buồn ngủ,... là những triệu chứng của bệnh suy thận thường có.

Để điều trị, người bệnh cần được thải độc tố ra khỏi cơ thể, lượng dịch máu được cân bằng và phục hồi chức năng của thận. Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải chạy thận hoặc phẫu thuật ghép thận. Và bệnh nhân cũng sẽ có thể tử vong nếu biến chứng suy thận mạn nguy hiểm xuất hiện.

Giảm ham muốn tình dục

Giảm ham muốn tình dụcGiảm ham muốn tình dục

Nhịn tiểu quá lâu sẽ làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở cả nam và nữ giới. Ở nam giới sẽ bị ức chế thần kinh, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh khi nhịn tiểu lâu quá nhiều lần, vì vậy làm giảm ham muốn tình dục.

Còn ở nữ giới, xương chậu, cổ tử cung sẽ bị gây áp lực lên khiến giảm hưng phấn và chức năng tình dục cũng bị suy giảm.

Vỡ bàng quang

Vỡ bàng quangVỡ bàng quang

Đây chính là hậu quả nghiêm trọng và hiếm nhất khi nhịn tiểu lâu, thường xảy ra với những ai hay sử dụng rượu, bia, ngồi lâu mà không đi vệ sinh khi buồn tiểu.

Khi nước tiểu sắp tràn vào ổ bụng, bàng quang sẽ bị vỡ để cấp cứu, xử lý kịp thời cho cơ thể. Nếu vỡ bàng quang mà không được phát hiện, bạn sẽ có thể bị viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, viêm phúc mạc, xơ hóa khoang sau phúc mạc và thậm chí là tử vong do sốc.

Tóm lại, nhịn tiểu lâu quá nhiều lần sẽ có rất nhiều tác hại không ngờ tới sức khỏe. Vì vậy, khi cảm thấy có “tín hiệu” cần được đi vệ sinh, bạn không nên nhịn và khi cảm thấy mình đã mắc phải các bệnh lý liên quan thì nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chữa trị kịp thời nhé!

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: Nhịn tiểu lâu có tác hại gì? Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh