Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu? Cách đo nhiệt độ cơ thể đúng
Nhiệt độ cơ thể bình thường của chúng ta là bao nhiêu và đo nhiệt độ cơ thể như thế nào là đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nhiệt độ cơ thể con người luôn phải được cân bằng, nếu nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng hoặc giảm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng khám phá những thông tin bổ ích về nhiệt độ cơ thể con người và bỏ túi phương pháp đo nhiệt độ cơ thể đúng cách dưới đây nha.
1
Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu?
Cơ thể của chúng ta có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để phù hợp với môi trường sống và hoạt động cá nhân. Nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ từ 36 độ C - 37,5 độ C và nhiệt độ trung bình là ở khoảng 36,8 độ C.
Người ta thường đo thân nhiệt ở 3 vị trí là trực tràng, miệng và nách:
- Ở trực tràng: Nhiệt độ nằm trong khoảng từ 36,3 độ C - 37,1 độ C.
- Ở miệng: Nhiệt độ ở đây sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,2 - 0,6 độ C.
- Ở nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này sẽ thấp hơn ở trực tràng từ 0,5 - 1 độ C, là nơi thuận tiện nhất để đo nhiệt độ cơ thể.
2
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể
Tuổi tác
Ở các bé nhỏ, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn một chút so với người lớn, bởi vì trung khu điều hoà thân nhiệt ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Còn ở người già, thân nhiệt của họ lại thấp hơn so với những người trẻ do khả năng vận động, nhu cầu chuyển hoá và hấp thu kém.
Ngoài ra, cứ sau khoảng 10 năm thì thân nhiệt con người sẽ có sự giảm nhẹ.
Nội tiết tố ở phụ nữ
Sự thay đổi hàm lượng nội tiết tố ở phụ nữ khi ở kỳ kinh nguyệt, kỳ rụng trứng hoặc giai đoạn mang thai sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ 0,3 đến 0,8 độ C tùy trường hợp.
Hoạt động nhiều
Việc vận động mạnh, sử dụng thể lực nhiều có thể khiến nhiệt độ ở trực tràng tăng.
Thời gian đo nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ cơ thể người sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày, từ 0,5°C - 1°C. Thông thường, thân nhiệt sẽ ở mức thấp nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
Vị trí đo nhiệt độ cơ thể
Kết quả đo nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí mà bạn chọn để đo thân nhiệt.
3
Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám?
Khi cơ thể bị hạ thân nhiệt
Nếu bạn nhận thấy tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh, run rẩy, khó thở thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ cơ thể thấp là do:
- Thời tiết lạnh.
- Sốc rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
- Cơ thể đang gặp một số rối loạn như bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp.
- Cơ thể bị nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi hoặc người có sức đề kháng kém.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao
Ở người trưởng thành, nhiệt độ ở miệng trên 38 độ C hoặc ở trực tràng là 38,3 độ C chính là dấu hiệu của tình trạng sốt. Còn nhiệt độ sốt của trẻ em khi đo ở vị trí trực tràng là cao hơn 38 độ C.
Nếu cơ thể bạn đột nhiên không kiểm soát được nhiệt độ và thân nhiệt liên tục tăng thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để hạ sốt và được chăm sóc, theo dõi tình trạng.
4
Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể thường dùng
Nhiệt kế đo thân nhiệt là dụng cụ y tế cần thiết tại nhiều gia đình, giúp việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Dưới đây là 3 loại nhiệt kế phổ biến nhất:
- Nhiệt kế thủy ngân: Có độ chính xác cao, được các bác sĩ và y tá sử dụng rộng rãi.
- Nhiệt kế điện tử: An toàn và phù hợp với mọi đối tượng, cho kết quả nhanh và chính xác.
- Nhiệt kế hồng ngoại: Dễ sử dụng, thời gian đo thân nhiệt chỉ mất khoảng 3 - 5 giây.
5
Cách đo nhiệt độ cơ thể tại nhà
Đo bằng nhiệt kế thủy ngân
Đo bằng nhiệt kế điện tử
Đo bằng nhiệt kế hồng ngoại
Trên đây là những kiến thức bổ ích mà Tip Hay muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này thú vị.
Nguồn: Vinmec