Nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Vấn đề phụ khoa càng được chú trọng hơn khi phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ngay nhé!
Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý vấn đề viêm nhiễm phụ khoa hơn bình thường vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không chỉ đơn giản là phải thay đổi thói quen sinh hoạt mà còn phải dùng thuốc mới có thể điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên tắc phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ mang thai ngay trong bài viết sau đây nào!
1
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm phụ khoa
Khi đang trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều khác biệt, chủ yếu là do khả năng miễn dịch bị suy giảm dẫn đến việc mắc viêm nhiễm phụ khoa tỷ lệ cao. Ngoài ra các nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị viêm phụ khoa phải kể đến như:
- Tăng tiết dịch âm đạo: Vùng kín của mẹ bầu tiết ra dịch âm đạo nhiều hơn bình thường khi đang mang thai. Vì vậy, mẹ bầu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng sẽ làm cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Thay đổi nội tiết làm sức đề kháng suy giảm: Sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm nên việc mắc bệnh cũng dễ xảy ra hơn, nhất là khi khả năng chống lại vi khuẩn, nấm bị suy giảm.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Dù vệ sinh vùng kín thường xuyên nhưng lại không đúng cách cũng sẽ khiến mẹ bầu bị viêm phụ khoa vì sự phát triển của nấm, vi khuẩn.
- Quan hệ tình dục thiếu an toàn: Việc quan hệ tình dục với nhiều người hoặc không vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ trong thời kỳ mang thai sẽ khiến mẹ bầu dễ bị viêm phụ khoa hơn bao giờ hết.
2
Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai
Viêm phụ khoa gồm nhiều loại bệnh điển hình như viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo,... và mỗi loại bệnh lại có những triệu chứng không giống nhau:
Nhiễm khuẩn âm đạo
Khi có nhiều vi khuẩn gây mất cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo, mẹ bầu sẽ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo và có đến 20% mẹ bầu mắc phải bệnh lý này. Các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn mà mẹ bầu cần biết như:
- Vùng âm đạo chảy dịch bất thường, có mùi hôi tanh
- Cảm giác bị ngứa, giống như có kiến bò ở vùng kín
- Khi quan hệ có cảm giác bị đau bất thường
- Viêm âm đạo trichomoniasis
Đây là loại bệnh bị lây truyền qua đường tình dục, có cảm giác ngứa vùng kín, đi vệ sinh cảm thấy bị đau và có mùi hôi khó chịu, khí hư màu xanh hoặc vàng.
Khả năng mẹ bầu sẽ phải sinh non lên đến 8% và thai chết lưu có tỷ lệ cao hơn khi mắc phải viêm âm đạo trichomoniasis. Vi khuẩn trichomoniasis có thể tác động đến bào thai và xâm nhập lên tử cung từ vùng kín. Trẻ em khi được sinh ra từ mẹ bầu bị viêm âm đạo trichomoniasis sẽ có thể bị mắc vi khuẩn này khoảng 10% và có tỷ lệ viêm kết mạc, mù lòa lên đến 50%.
Nhiễm nấm âm đạo
Nấm Candida Albicans ký sinh bên trong da hoặc âm đạo là loại nấm chủ yếu làm cho âm đạo bị viêm nhiễm. Đó là khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, kiềm hóa, nấm Candida Albicans sẽ phát triển, gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu vệ sinh vùng kín bằng xà phòng hoặc môi trường âm đạo tự thay đổi khi mang thai. Mặc dù dễ điều trị nhưng căn bệnh này thường dễ tái phát và thậm chí là nghiêm trọng hơn lần trước.
Đặc biệt, nhiễm nấm âm đạo sẽ gây nhiễm trùng sơ sinh tại mắt, miệng và dẫn đến nhiều biến chứng như mù lòa bẩm sinh, đau miệng nên không ti sữa.
Nhiễm Strep B âm đạo
Streptococcus B (Strep B) là một tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở những người có viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng sau phẫu thuật mổ, và tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai cho thai phụ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu bị nhiễm Strep B ở vùng âm đạo có thể truyền nhiễm cho con trong quá trình sinh, gây ra nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh. Nếu không được điều trị và kiểm soát, nhiễm trùng Strep B ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong. Vì vậy mẹ bầu nên chú ý đến những triệu chứng của nhiễm trùng Strep B như sau: thường xuyên mắc tiểu tiện nhưng lại bị khó chịu vì luôn có cảm giác bị thôi thúc đi tiểu nhưng lại đi tiểu rất khó, có cảm giác nóng rát và nước tiểu có màu đục hơn.
3
Dấu hiệu chung của các bệnh viêm phụ khoa
Các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và nhiễm trùng phụ khoa thường có những biểu hiện tương tự. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu bị viêm phụ khoa:
- Nước tiểu đục do có mủ hoặc bị đau khi đi tiểu vì vi khuẩn đang làm tổn thương vùng niệu đạo nghiêm trọng.
- Âm hộ bị ngứa, nóng rát do bị tổn thương niêm mạc vùng kín vì vi khuẩn tác động. Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu sẽ có thể có mụn đỏ, xước da ở vùng kín.
- Giảm ham muốn tình dục hoặc có cảm giác bị đau rát khi quan hệ tình dục.
- Khí hư bất thường xuất hiện nhiều: Do tác động của vi khuẩn, vùng kín của mẹ bầu sẽ có thể xuất hiện nhiều khí hư màu vàng, xanh, thậm chí là có mủ và mùi hôi tanh. Khi có khí hư màu trắng, vón cục thì đó là có thể là dấu hiệu của viêm phần phụ, mẹ bầu cần lưu ý nhé!
- Với những triệu chứng kể trên, nếu mắc phải, mẹ bầu hãy đi khám phụ khoa sớm để có thể được điều trị triệt để, hạn chế tác động đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
4
Mẹ bầu bị viêm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ có tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi, cụ thể là khiến trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc, viêm phổi, viêm da sau sinh nếu mẹ bầu đã mắc phải viêm cổ tử cung, viêm âm hộ.
Đối với các bệnh phụ khoa lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu,... phụ nữ nên điều trị triệt để trước khi mang thai. Bởi những căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến em bé, làm bé bị truyền nhiễm ngay từ khi mới sinh ra. Bên cạnh đó, các bệnh viêm phụ khoa sẽ khiến cho thai nhi chậm phát triển, nguy cơ sinh non ở mẹ bầu tăng cao nữa đấy!
5
Cách cải thiện và phòng tránh viêm phụ khoa khi mang thai
Thời kỳ mang thai khá nhạy cảm đối với chị em phụ nữ, vì vậy khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh và chỉ định rõ của bác sĩ, mẹ bầu có thể tự áp dụng những biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng viêm nhiễm:
- Nên kiêng quan hệ tình dục khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ vệ sinh vùng kín luôn được khô thoáng, mặc quần lót bằng 100% chất liệu cotton thấm hút tốt.
- Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cao.
- Dùng men vi sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Ăn sữa chua lên men tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp vi khuẩn có lợi cho cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Ăn tỏi thường xuyên hơn để kháng khuẩn, kháng viêm, phòng tránh và điều trị viêm âm đạo.
- Tuyệt đối không áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian chưa được khoa học kiểm chứng.
- Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng.
6
Mẹ bầu có nên dùng thuốc trị viêm phụ khoa không?
Nếu tình trạng viêm nhiễm phụ khoa diễn ra nặng, mẹ bầu sẽ được kê thuốc trị viêm nhiễm và hầu hết đó đều là thuốc phối hợp 3 loại kháng sinh, kháng nấm bao gồm Neomycin, Polymyxin B và Nystatin bởi các loại thuốc này không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và điều trị dứt điểm những căn bệnh viêm phụ khoa, mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định mà hạn chế tự ý uống thuốc. Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín nhất để thăm khám, được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc điều trị hiệu quả nhé!
Trên đây là bài viết về bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ trong thời kì mang thai mà Tip Hay giới thiệu đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm phụ khoa một cách hiệu quả, nhanh chóng nhằm mang lại sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai nhé!
Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc