Nguyên nhân và triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Hiện tượng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên phụ huynh cần biết nguyên nhân, triệu chứng và điều trị của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em như thế nào giúp chủ động phát hiện bệnh lý để kịp thời xử trí, ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
1
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em là gì?
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mang máu từ ruột và lá lách đến gan. Áp suất cửa bình thường là 5 đến 10 mmHg, cao hơn 4 đến 5 mmHg so với áp lực tĩnh mạch chủ dưới . Giá trị cao hơn được xác định là tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường không phổ biến ở trẻ em tuy nhiên vẫn sẽ có trường hợp trẻ em mắc phải.
2
Nguyên nhân và triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Nguyên nhân của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một biểu hiện lâm sàng của xơ gan nhưng cũng có thể phát sinh từ các nguyên nhân khác không liên quan đến xơ gan. Nguyên nhân của tăng áp lực tĩnh mạch cửa được chia thành trước gan, trong gan và sau gan.
Nguyên nhân trước gan của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tắc nghẽn tĩnh mạch ngoài gan và huyết khối tĩnh mạch lách. Trong đó phổ biến nhất là tắc tĩnh mạch cửa ngoài, có thể xảy ra từ 6 tuổi đến trưởng thành, nhưng chủ yếu là bệnh của trẻ nhỏ.
Trẻ em có thể bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa do các nguyên nhân ở gan như xơ gan, u nang gan, nhiễm sán máng và tắc nghẽn tĩnh mạch gan.
Nguyên nhân tiếp theo của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ nhỏ có thể là huyết khối do hội chứng Budd-Chiari, hoặc suy tim, viêm màng ngoài tim.
Triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Hai biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ nhỏ là xuất huyết tiêu hóa trên và lách to. Ở trẻ em, xuất huyết dạ dày là triệu chứng đầu tiên phổ biến nhất của tắc nghẽn tĩnh mạch cửa. Lúc này trẻ thường bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu đen hoặc đỏ tươi hoặc có các triệu chứng của bệnh trĩ.
Giãn tĩnh mạch thực quản xuất hiện ở khoảng 90% đến 95% bệnh nhân và giãn tĩnh mạch dạ dày ở 35% đến 40% bệnh nhân. Nếu áp lực trong tĩnh mạch cửa trở nên quá cao, giãn tĩnh mạch có thể bị vỡ.
Khi thăm khám, hầu hết trẻ bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ có lá lách to hơn bình thường trừ khi có những bất thường khác như giảm bạch cầu. Đồng thời, gan có thể to ra hoặc teo nhỏ lại.
Không chỉ vậy, tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn có biểu hiện là cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ. Ở một số trẻ còn có các triệu chứng khác của bệnh viêm gan mạn tính như vàng da, u mạch, suy dinh dưỡng…
3
Cách chẩn đoán bệnh tăng áp lực tĩnh mạch ở trẻ em
Chẩn đoán lâm sàng
Các biến chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch, cổ trướng, lách to, tăng huyết áp phổi và bệnh não gan.
Gan to đến từ các nguyên nhân sau gan
Gan nhỏ có khả năng gặp trong xơ gan sau viêm gan virus
Chẩn đoán cận lâm sàng
Đo áp lực tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch trên gan bít bằng thông tim
Soi thực quản bằng ống soi mềm
Siêu âm kiểm tra lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa và các mạch lân cận, tìm xem có chất lỏng tồn tại trong khoang bụng hay không.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để đánh giá hệ thống tĩnh mạch cửa.
Sinh thiết gan (được thực hiện khi các phương pháp trên không thành công) để kiểm tra tình trạng viêm và sẹo do xơ gan.
Trên đây là một vài thông tin về tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Theo dõi Tip Hay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn: Vinmec.com