Tip hay

Nguyên nhân và cách xử lý với các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý với các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

Bạn nghĩ trầm cảm là bệnh của người trưởng thành. Nhưng không, nó có thể xảy ra với trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh, gây ra những tổn hại nặng nề hơn về thể chất và tinh thần. Cùng Tip Hay tham khảo cách phát hiện và xử lý chứng trầm cảm ở trẻ nhé!

Độ tuổi nào trẻ có thể mắc chứng trầm cảm?

Một thời gian dài người ta tin rằng bệnh trầm cảm chỉ xảy ra với người trưởng thành. Nhưng khoảng 2 thập kỷ trở lại đây nó đã được nhìn nhận nghiêm túc hơn trên trẻ em, bao gồm trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Nó có thể bắt gặp ở trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ.

Theo viện Hàn lâm tâm thần Nhi khoa Mỹ, khoảng 2% trẻ nhỏ và 4 - 8% trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm, nghĩa là 6 - 10% trẻ em nói chung mắc bệnh này. Một con số không hề nhỏ!

Trầm cảm để lại những hậu quả nặng nề về mặt cảm xúc, tinh thần, thể lực và sự phát triển lâu dài của trẻ. Tỷ lệ trẻ trầm cảm có toan tính tự tử (37%) và tự tử thành công (7%) cao hơn so hẳn với nhóm trưởng thành mắc chứng bệnh này.

Ngay cả khi được điều trị thì bệnh trầm cảm cũng rất dễ tái phát, chu kỳ thường khoảng 5 năm sau lần phát bệnh đầu tiên và để lại hậu quả nghiêm trọng hơn lần trước. Vì vậy việc phát hiện sớm và can thiệp tốt ngay trong lần trầm cảm đầu tiên là cực kỳ quan trọng với các bé.

Trẻ có thể mắc chứng trầm cảm ngay cả khi còn rất nhỏTrẻ có thể mắc chứng trầm cảm ngay cả khi còn rất nhỏ

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Một số nguyên nhân có thể biết tới như:

- Gặp căng thẳng, trải qua mất mát.

- Gặp rối loạn chú ý và hành vi.

- Mắc các bệnh mạn tính.

- Gặp khó khăn trong học tập.

- Nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy...

- Gia đình có người bị trầm cảm.

-...

Các yếu tố tác động tâm lý có thể dẫn đến trầm cảm ở trẻ

Biểu hiện khi trẻ mắc chứng trầm cảm

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ khác nhau tùy theo lứa tuổi:

Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi

- Kém ăn, chậm lớn không do nguyên nhân thể lực (không tuân thủ các cột mốc và chỉ số phát triển thông thường theo độ tuổi).

- Thường cáu giận, ít vui đùa, tỏ ra lãnh đạm, ít thể hiện cảm xúc tích cực.

Trẻ 3 - 5 tuổi

- Chậm trễ trong các mốc phát triển bình thường.

- Chân tay lóng ngóng, hay gặp các tai nạn nhỏ.

- Thường có những nỗi sợ hãi quá mức.

- Hay cảm thấy có lỗi và xin lỗi quá mức với những lỗi nhỏ.

Trẻ 6 - 8 tuổi

- Hay biểu hiện hành vi thô bạo, dễ nổi cáu, bực bội và ngày càng giận dữ.

- Thường bám lấy bố mẹ, ngại đối đầu với những thử thách, tránh xa người lạ.

Trẻ 9 - 12 tuổi

- Học kém hoặc thường bỏ học.

- Lo lắng nhiều đối với việc học hành.

- Tự buộc tội bản thân vì làm người lớn thất vọng.

- Luôn có cảm giác tự ti và mặc cảm quá mức.

- Có ý định tự tử hoặc tự hủy hoại thân thể.

Mỗi độ tuổi trẻ có biểu hiện trầm cảm khác nhau

Báo cáo Sức khỏe vị thành niên Thế giới (2014) nêu rõ: trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10 - 19 tuổi), quá nửa biểu hiện tâm thần được biểu hiện trước tuổi 14 nhưng thường bị bỏ sót. Việc quan tâm và theo dõi các biểu hiện thể chất và nhất là tâm lý của bé vì thế luôn quan trọng.

Xử lý với các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

Theo dõi

Thông thường chứng trầm cảm ở trẻ rất dễ nhầm lẫn thành hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Gia đình và nhất là ba mẹ nên lưu tâm theo dõi các biểu hiện tâm thần bất thường ở trẻ. Khi trẻ gặp các vấn đề hay sự cố ảnh hưởng đến tâm lý, nếu các biểu hiện buồn bã tiêu cực chỉ diễn ra trong 1 vài ngày là khá bình thường. Nhưng nó kéo dài vài tuần đến trên 1 tháng thì cần cho bé thăm khám để chẩn đoán các dấu hiệu tâm thần.

Chẩn đoán y khoa

Khi nghi ngờ trẻ mắc chứng trầm cảm sau thời gian theo dõi, ba mẹ nên tìm đến sự can thiệp y khoa để chẩn đoán và điều trị.

Việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở trẻ nhỏ cần được sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu.

- Với các trẻ nhỏ và độ tuổi mẫu giáo: trẻ thường chưa có khả năng thể hiện tốt cảm xúc bằng ngôn ngữ nên các biểu hiện trầm cảm phải được suy ra từ hành vi. Chỉ bác sỹ nhi khoa và chuyên gia tâm lý nhi khoa mới đủ khả năng đánh giá đúng mức tình trạng bệnh của trẻ.

- Với trẻ vị thành niên: Cần kiểm tra sức khỏe để loại bỏ những nguyên nhân thể chất dẫn đến hành vi nghi là trầm cảm. Trẻ lớn hơn còn cần sàng lọc việc lạm dụng chất kích thích vì chúng có thể cho các biểu hiện tương tự hoặc làm khởi phát các đợt trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ là bệnh có thể chẩn đoán và điều trị, ở cả trẻ rất nhỏ. Các bác sỹ chuyên môn sẽ cho bạn phác độ thích hợp tùy theo tình trạng bệnh của bé.

Cần đến chẩn đoán và điều trị chuyên môn để chữa trị trầm cảm cho trẻ

Hỗ trợ phục hồi cảm xúc cho bé sau trầm cảm

- Giúp trẻ hiểu được cảm giác buồn bã là chuyện bình thường và cho trẻ thời gian nguôi ngoai. Động viên trẻ rằng nỗi buồn không kéo dài mãi và vẽ ra những suy nghĩ tích cực.

- Dạy trẻ biết tầm quan trọng của trẻ trong cuộc sống.

- Khuyến khích trẻ nói về nỗi sợ hãi cũng như những mối quan tâm của trẻ.

- Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và ghi nhận cảm xúc của trẻ. Không cố gắng bắt trẻ nói ra suy nghĩ của mình khi bé chưa muốn, thay vào đó hãy tìm hiểu để biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.

Hãy dành thời gian quan tâm và chia sẻ cùng bé

Trầm cảm là một căn bệnh và có thể xảy ra với bất kỳ ai, tìm hiểu thêm về dấu hiệu trầm cảm để nhận biết sớm và chữa trị kịp thời.

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm cho mọi độ tuổi, và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại. Hiểu biết về chứng bệnh này là không dư thừa cho mọi cá nhân, gia đình.

Tham khảo thêm:

Tip Hay

Từ khóa: Nguyên nhân và cách xử lý với các dấu hiệu trầm cảm ở trẻphát hiện sớm chứng trầm cảm ở trẻtrầm cảm ở trẻ emtrẻ em có nguy cơ bị trầm cảm khôngcác phát hiện và điều trị trầm cảm ở trẻtrầm cảm