Tip hay

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chàm sữa

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ đó là nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chàm sữa. cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé!

Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema thường xuất hiện khi trẻ ở giai đoạn 3-24 tháng tuổi. Tưởng chừng như là bệnh đơn giản nhưng nếu như không được điều trị sớm bệnh chàm sữa có thể gây ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bé. Để phòng ngừa và điều trị chàm sữa mẹ đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.

1 Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Theo một số nghiên cứu khoa học thì bé bị chàm sữa có thể do một trong số những nguyên nhân sau:

Gia đình có tiền sử bị mề đay, dị ứng thời tiết, hay hen suyễn thì bé sinh ra cũng dễ bị chàm sữa, hoặc bé có cơ địa dễ bị dị ứng.

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bé cũng có thể bị chàm sữa do chính nguồn thức ăn của mẹ, chẳng hạn như mẹ ăn nhiều đồ hải sản, đồ tanh, giàu chất đạm khiến nguồn sữa có vấn đề, mà cơ thể bé không thể thích nghi được với nguồn sữa đó.

Các yếu tố từ môi trường bên ngoài như: khói bụi, thời tiết, lông chó, mèo hoặc các đồ chơi của trẻ không được vệ sinh kĩ cũng có thể khiến trẻ bị chàm sữa.

2 Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị chàm sữa

Ban đầu khi bé bị chàm sữa thì da sẽ xuất hiện những mẩn đỏ, khi bạn dùng tay chạm vào da bé sẽ thấy thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị chàm sữa

Bé sẽ cảm thấy ngứa và hay đưa tay lên quơ qua quơ lại như đang gãi ngứa khiến cho mụn nước vỡ ra. Điều này khiến bé khó chịu, đau rát, mất ngủ.

Ở giai đoạn này nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ khiến, mụn nước vỡ bết dính trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng. Chỉ sau thời gian 1 tuần thì da non sẽ tái tạo và bong dần khiến bé ngứa, khó chịu. Thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng máu, có khi để lại sẹo sâu trên má của bé.

3 Cách xử lý khi trẻ bị chàm sữa

Khi trẻ bị chàm sữa thì mẹ cần chú ý cách chăm sóc để tránh tình trạng bị nặng hơn.

Khi tắm cho bé nên tắm bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý không tắm cho trẻ quá lâu trong nước xà phòng.

Cắt móng tay, móng chân cho trẻ đẻ hạn chế trẻ làm tổn thương đến vùng da bị ngứa. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo mềm, bằng bông để hạn chế tối đa nguy cơ gây tổn thương da.

Thay tã cho bé ngày 3 lần, thay quần áo ngay bé bị ra mồ hôi để tránh gây ẩm ướt da bé.

Cha mẹ cũng có thể điều trị chàm sữa cho trẻ bằng cách:

Chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng như: đồ biển, cà chua, đậu phộng… để tránh khiến trẻ bị chàm sữa. Đồng thời cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất và chỉ cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên.

Sử dụng thuốc để điều trị chàm sữa ở trẻ: Nếu mẹ thấy bé có hiện tượng chàm sữa tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.

Tùy theo mức độ da mà bác sĩ cho bé sử dụng loại thuốc phù hợp, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ.

4 Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ

Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ

Mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào đồ của bé, đồng thời thường xuyên tẩy rửa đồ chơi của bé.

Mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, trứng cá, các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn… để giảm nguy cơ bé bị chàm sữa do nguồn sữa của mẹ.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý khi bị chàm sữa. Hy vọng với những thông tin chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bé thật tốt.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chàm sữanguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị chàm sữachàm sữachăm sóc béchăm bé