Nguyên nhân và cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Hăm tã là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hăm tã ở trẻ sơ sinh thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh thường gặp do trong giai đoạn mang tã, tình trạng hăm tã sẽ khiến trẻ bị đau rát, khó chịu và quấy khóc. Vì vậy để giải quyết tình trạng này mẹ cần tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã để từ đó có những cách điều trị phù hợp.
1
Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm vì vậy rất dễ bị dị ứng, vì vậy các mẹ cần hết sức cân nhắc trong việc sử dụng tã bỉm hoặc khăn ướt để lau cho bé. Vì nếu như không chọn được sản phẩm phù hợp sẽ rất dễ khiến bé bị hăm tã.
Độ ẩm của vùng mông khá cao khi da tiếp xúc lâu với tã khiến da bị hăm, thậm chí có nhiều trường hợp tã dơ khi tiếp xúc với da ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây ra các bệnh trên da làm da nổi đỏ, ngứa rát khó chịu.
Tiêu chảy cũng được coi là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã khi phân dính trên tã bốc mùi hôi là cơ hội thuận lợi khiến cho hăm tã xuất hiện.
Da bé quá nhạy cảm nhưng nhiều bà mẹ lại chọn cho con mình loại tã quá thô giáp khiến tã chà lên da bé khiến da bị tổn thương gây hăm tã.
Không ít và mẹ chọn sử dụng quần lót nhựa cho con tuy sạch và khô thoáng nhưng nó lại làm cho làn da bé giữ ẩm dẫn đến bị hăm tã.
2
Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị hăm tã
Cách chữ hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Sử dụng khoảng 3-4 lá trầu rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 500ml nước để nguội, sau đó dùng khăn mềm thấm nước này và lau lên vùng da bị hăm tã, thực hiện 3 lần mỗi ngày liên tục trong 1 tuần hăm tã sẽ giảm đáng kể.
Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá ổi
Dùng khoảng 1 nắm lá ổi non rửa sạch rồ đun sôi để nguội, sau đó dùng khăn mềm hoặc bông gòn thấm nước lá ổi lau lên vùng da bị hăm tã, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
Dùng nụ vối
Cách thực hiện tương tự như lá ổi, nụ vối rửa sạch rồi đun sôi để nguội, dùng nước này lau lên vùng da bị hăm tã 3 lần mỗi ngày.
Dùng lá mã đề tươi
Đây là cách ít được biết đến nhưng hiệu quả khá cao, dùng khoảng 1 nắm lá mã đề rửa sạch và ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát, cho thêm ít nước ấm vào. Sau đó dùng khăn thấm nước này để lau chỗ hăm tã cho bé.
Dùng lá khế
Lấy lá khế rửa sạch rồi cho thêm ít muối vào giã nát, thêm 1 ít nước ấm vào rồi lọc lấy phần nước. Dùng khăn mỏng thấm nước này, vắt khô rồi thấm nhẹ vào vùng da bị hăm tã.
Dùng dầu oliu
Một sản phẩm giúp bé khỏi bị hăm, giảm mẩn đỏ, da nhanh chóng phục hồi đó chính là dầu Oliu. Các mẹ có thể mua dầu Oliu về nếu thấy bé bị hăm mẹ chỉ cần xoa chút dầu Oliu lên da nhẹ nhàng sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Sử dụng kem bôi
Đây là phương pháp tiện lợi và phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại áp dụng. Mẹ có thể dùng những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone… Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dùng.
Trị hăm tã giúp bé có làn da khỏe mạnh, mịn màng. Với những chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm phòng, chống và điều trị hăm tã an toàn, hiệu quả.