Tip hay

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ho khan ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ho khan ở trẻ nhỏ

Tình trạng ho khan ở trẻ nhỏ là gì và có nguy hiểm hay không? Để hiểu thêm về tình trạng bệnh này thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Tip Hay nhé!

Trẻ bị tình trạng ho khan có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sốt, nhiễm virus. Vậy tình trạng ho khan ở bé có nguy hiểm hay không và cần lưu ý những điều gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Tip Hay để tìm hiểu chi tiết nhé.

1 Tình trạng ho khan ở trẻ là gì?

Tình trạng ho khan ở trẻ là gì?Tình trạng ho khan ở trẻ là gì?

Ho khan ở trẻ là tình trạng bé ho nhiều nhưng tạo ra ít hoặc không tạo ra chất nhầy (hay còn được gọi là đờm). Tình trạng ho khan ở bé thường xảy ra do bị nhiễm virus cảm cúm gây kích thích dây thần kinh bên trong cổ họng hay do những ảnh hưởng từ nội tiết tố bên trong gây ra.

Tình trạng ho khan không chỉ diễn ra ở trẻ nhỏ mà có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ sơ sinh chỉ được vài tuần tuổi thậm chí cũng có thể gặp phải tình trạng ho khan.

2 Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Nhiễm virus

Nhiễm virusNhiễm virus

Khi bé bị nhiễm virus cảm lạnh hoặc cảm cúm thì sẽ gây ra tình trạng ho khan ở bé. Tình trạng ho khan có thể diễn ra ở giai đoạn đầu, giữa hoặc cuối của quá trình nhiễm bệnh. Thậm chí khi tất cả các triệu chứng cảm đã hết thì bé vẫn còn bị ho khan thêm một thời gian nữa.

Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sauChảy dịch mũi sau

Bé sẽ bị ho khan khi chất dịch nhầy tồn đọng trong khoang mũi nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng của bé, theo thời gian điều này sẽ khiến các dây thần kinh phía sau cổ họng bị kích thích và gây nên tình trạng ho khan cho bé.

Ô nhiễm không khí

Các nguyên nhân bên ngoài như khói bụi, thuốc lá,...cũng có thể kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng của bé và gây nên tình trạng ho khan.

Mắc các bệnh đường hô hấp

Mắc các bệnh đường hô hấpMắc các bệnh đường hô hấp

Bé cũng có thể gặp phải tình trạng ho khan nếu bé mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn.

3 Cách giảm ho khan hiệu quả

Cách giảm ho khan hiệu quảCách giảm ho khan hiệu quả

Cho trẻ bị ho khan uống đủ nước

Khi bé bị ho khan thì bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho bé để hạn chế việc cơ thể của bé bị mất nước. Việc uống nhiều nước còn giúp làm dịu các cơn đau và ngứa ở cổ họng của bé.

Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé

Theo các nghiên cứu cho biết, tỏi có khả năng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại virus xâm nhập. Chính vì vậy bổ sung tỏi vào thực đơn sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn và tình trạng ho khan sẽ mau biến mất.

Sử dụng thuốc trị ho và một số tinh dầu thiên nhiên

Nếu bé nhà bạn đã hơn 3 tuổi thì bạn có thể cho bé sử dụng thuốc để giảm đi các triệu chứng của tình trạng ho khan. Tuy nhiên nếu bé nhà bạn dưới 3 tuổi thì bạn không nên dùng thuốc mà chỉ nên cho bé dùng một số loại tinh dầu có thành phần từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng ho của bé nhé!

Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của bé

Bạn có thể dùng phòng tắm hơi hoặc dùng máy xông mũi họng để cung cấp độ ẩm đầy đủ cho mũi và họng của bé, điều này sẽ giúp làm giảm ho cho bé tạm thời.

4 Khi nào nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ?Khi nào nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ?

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu tình trạng ho khan đi kèm với các triệu chứng như ho ra máu hoặc bị sốt thì bạn nên đưa bé đến các trung tâm ý tế và bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm và theo dõi sức khỏe của bé, nên đưa bé đi khám ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở bé nhé!

Bài viết trên của Tip Hay đã cho bạn biết được tình trạng ho khan ở bé là gì và có nguy hiểm hay không? Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết thêm cho mình những điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bé nhà bạn tốt hơn nhé.

Nguồn: Hellobacsi.com

Từ khóa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa ho khan ở trẻ nhỏho khan ở trẻ nhỏcách phòng ngừa ho khan ở trẻ nhỏ