Nguyên nhân và cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai
Cao huyết áp là tình trạng thường gặp của các chị em khi mang thai. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai nhé!
Quá trình mang thai có thể gây ra một số biến chứng sức khỏe cho các chị em, trong đó có cao huyết áp. Cao huyết áp khi mang thai là một tình trạng phổ biến và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai nhé!
1
Huyết áp cao khi mang thai là gì?
Huyết áp cao khi mang thai xảy ra khi trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Tình trạng này được đánh giá ở mức độ nhẹ khi trị số HATT trong khoảng 140 - 159 và HATTr từ 90 - 109 mmHg. Khi trị số ≥ 160/110 mmHg, đồng nghĩa với tình trạng huyết áp cao khi mang thai đang ở mức nặng.
Cao huyết áp khi mang thai được chia thành 4 thể lâm sàng sau:
Tăng huyết áp mãn tính
Tăng huyết áp mạn tính có thể xảy ra khi mẹ đang mai thai hoặc trước thai được 20 tuần tuổi. Các chị em bị tăng huyết áp mãn tính cũng có thể gặp phải tình trạng tiền sản giật trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng cao huyết áp khi mang thai và không có protein trong nước tiểu, kèm với các vấn đề khác về tim hoặc thận. Tình trạng này thường xảy ra khi thai kỳ được 20 tuần tuổi và sẽ biến mất trong vòng 42 ngày sau khi sinh.
Tiền sản giật
Tiền sản giật xảy ra khi kết quả xét nghiệm protein niệu và huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết tâm trương nhỏ hơn 90mmHg. Tình trạng này thường hay xảy ra ở giai đoạn mang thai lần đầu, đa thai, thai trứng, người bị mắc hội chứng phosholipid, nhất là những người bị tăng huyết áp mãn tính, các bệnh về thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật thường xuất hiện khi thai được 20 tuần tuổi, kể cả những người mẹ bầu có huyết áp hoàn toàn bình thường trước đó. Đây là tình trạng liên quan đến sự chậm phát triển của thai nhi và cũng làm tăng khả năng sinh non.
Tiền sản giật trên nền bệnh lý tăng huyết áp mãn tính
Tiền sản giật trên nền bệnh lý tăng huyết áp mãn tính rất thường xảy ra khi thai phụ bị cao huyết áp kèm thêm protein niệu lần đầu.
Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ còn gặp phải tình trạng cao huyết áp khi mang thai tháng cuối. Nguyên nhân là do một số bộ phận trong cơ thể mẹ có các thay đổi về sinh lý như tăng thể tích máu, nhịp tim nên buộc phải tăng sinh mạch máu. Bên cạnh đó, mạch máu lúc này sẽ chịu nhiều áp lực hơn nên dẫn đến tình trạng cao huyết áp.
2
Nguyên nhân bầu bị huyết áp cao khi mang thai
Cao huyết áp khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Chế độ sinh hoạt
Nếu chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý, các mẹ dễ bị thừa cân hoặc béo phì, kèm theo sự ít vận động sẽ khiến cho huyết áp tăng cao khi mang thai.
Số lần mang thai
Tình trạng huyết áp cao thường dễ xảy ra khi lần đầu mang thai và sẽ giảm dần ở những lần mang thai kế tiếp.
Số lượng thai nhi
Số lượng thai nhi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Số lượng thai nhi càng nhiều thì khả năng tình trạng cao huyết áp càng cao.
Tuổi tác
Tuổi tác của người mẹ cũng ảnh hưởng đến huyết áp khi mang thai. Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai có tỷ lệ xuất hiện tình trạng cao huyết áp cao hơn so với những người có độ tuổi thấp hơn.
Tiền sử bệnh
Những người phụ nữ thường xuyên gặp phải tình trạng cao huyết áp trước khi mang thai cũng sẽ có xác xuất gặp phải tình trạng này trong giai đoạn mang thai cao hơn so với những người có huyết áp bình thường.
3
Dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai
Như đã đề cập trước đó, huyết áp cao khi mang thai xảy khi trị số đo được là 140/90 mmHg và sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi kết quả là 160/110. Nếu không thể thực hiện đo huyết áp, thì đây là một số dấu hiệu cho thấy huyết áp của các mẹ bầu đang cao:
- Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Protein dư thừa trong nước tiểu
- Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải
- Có thể mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng
- Suy giảm chức năng gan và khó thở do phù phổi
- Tiểu ít
- Tăng cân đột ngột, mặt và tay bị phù
4
Cách phòng ngừa huyết áp cao khi mang thai
Thật đáng mừng là tình trạng huyết áp cao có thể phòng ngừa trước. Sau đây là một số cách mà các mẹ bầu có thể áp dụng để giảm thiểu tình trạng này:
- Sử dụng aspirin liều thấp (75 - 100mg) hàng ngày. Đây là cách hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao hiệu quả cho người mang thai.
- Bên cạnh đó, Hội sản phụ khoa hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bắt đầu sử dụng liệu pháp aspirin liều thấp trong giai đoạn thai từ 12 - 28 tuần cho đến lúc sinh ở những người phụ nữ có nguy cơ cao tiền sản giật.
- Bổ sung canxi (1,5 - 2 g/ngày đường uống) nhằm phòng ngừa tình trạng tiền sản giật ở lần khám tiền sản đầu tiên.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp với việc tập các bài thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả.
Cách phòng ngừa huyết áp cao khi mang thai
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng cao huyết áp khi mang thai. Bách hoá XANH hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp cho chị em phụ nữ đang mai thai có thể chăm sóc sức khoẻ của mình tốt nhất.
Nguồn: Marrybaby.vn