Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ đang bú bình lại bỏ bú
Trẻ đang bú bình tự nhiên bỏ phải làm sao? Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ đang bú bình lại bỏ bú qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, có một vấn đề mà không ít người thường gặp phải đó là trẻ đang bú bình lại tự nhiên bỏ bú. Vấn đề này gây lo lắng cho các bậc phụ huynh và cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
1
Nguyên nhân trẻ bỏ bú bình
Bình sữa có mùi lạ
Trẻ em rất là nhạy cảm với mùi vị, nên có thể là việc bạn đột nhiên thay đổi quy trình pha sữa khiến bình sữa có mùi lạ không giống như thường ngày trẻ được uống thì sẽ nhận ra ngay. Kiểm tra những thao tác pha sữa hằng ngày như sau:
- Bình sữa đã rửa sạch hay chưa
- Bình sữa có mùi nhựa chảu do hâm trong lo vi sóng không
- Bình sữa mới mua cho bị hôi mùi gì khác lạ hay không
Đầu núm vú bình sữa cũ không còn phù hợp
Càng phát triển, núm vú cũ có kích thước nhỏ sẽ không còn phù hợp với nhu cầu và khả năng bú của bé. Chính vì thế, nếu bạn vẫn cho bé bú tiếp núm vú này, bé sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn bú bình nữa.
Ngoài ra, việc đổi sang núm vú mới cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ bỏ bú bình vì núm vú mới sẽ cứng, kích thước chưa phù hợp nên bé dễ nhận ra.
Một điều nữa mà các mẹ cần chú ý là có thể núm vú bình bú có lỗ quá nhỏ sẽ khiến sữa chảy nhỏ giọt, không phù hợp với nhu cầu bú của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mệt và chán việc bú bình.
Mùi vị, kết cấu và nhiệt độ của sữa
Nếu bạn đang đổi một loại sữa mới cho trẻ thì đây chính là nguyên nhân đấy. Việc bình sữa thay đổi mùi vị sẽ khiến bé dễ dàng nhận ra và bé không thích mùi vị này sẽ bỏ bú.
Nhiệt độ sữa cũng là điều các mẹ nên lưu ý. Một số bé sẽ thích uống sữa ấm, số khác thì không nên hãy kiểm tra kỹ trước khi cho bé uống nhé!
Bên cạnh đó, sữa pha đặt quá hay loãnh quá cũng khiến trẻ không muốn bú nữa. Hãy thử thay đổi cách pha tỷ lệ sữa với nước của bạn xem sao nhé!
Trẻ đang trải qua giai đoạn wonder week
Wonder week hay còn gọi là tuần khủng hoảng. Đây là giai đoạn mà trẻ dễ cáu gắt, nhõng nhẽo, dẫn đến bỏ bú, bỏ ngủ, quấy khóc nhiều hơn, bám mẹ nhiều hơn và hơn thế nữa. Điều này có thể lý giải tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ.
Em bé nhà bạn mọc răng
Mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đang bú bình tự nhiên bỏ bú. Trong giai đoạn mọc này, trẻ thường cảm thấy ngứa và khó chịu vùng nướu, vị trí răng mọc cũng có thể bị sưng đau khiến bé không thể cử động như bình thường để bú.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Nếu bạn đang cho con uống thuốc kháng sinh không đúng cách trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bú ít đi hoặc bỏ bú. Hơn thế nữa, một số phụ huynh có thói quen hòa tan thuốc vào sữa cho bé bú. Điều này không chỉ làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến bé bị ám ảnh mỗi khi bú, mà còn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Trẻ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe
Bé có thể đang gặp các vấn đề về sức khoẻ như cảm, nhiễm trùng tai, tưa miệng, viêm họng,.. khiến trẻ khó chịu, bứt bối dẫn đến việc bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn và việc bú sữa có thể gây đau đớn hoặc khó chịu cho bé.
Hệ tiêu hóa của bé có vấn đề
Lúc này, hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển toàn diện, do đó thường gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn… Những tình trạng này có thể xảy ra khi bé bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp dạ dày…làm trẻ sẽ ít bú hơn.
Trẻ bị nấm lưỡi
Nấm lưỡi là một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra, khiến lưỡi của trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ. Chúng ảnh hưởng đến vị giác của trẻ, gây đau đớn trong quá trình bú sữa.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp trên thì bạn cũng có chú ý đến những vấn đề sau:
- Trẻ bị phân tâm khi bú
- Không còn hứng thú với việc bú bình
- Trẻ quá no hoặc không cảm thấy đói
2
Cách khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú bình
Rửa sạch bình sữa trước khi pha sữa cho bé
Một trong những nguyên nhân chính khiến bé từ chối bú bình là do bình sữa có mùi lạ. Tình trạng cặn sữa hoặc nước rửa bình còn tồn đọng lại trong bình sữa có thể gây ra mùi vị khác thường đối với sữa bột cho bé sau khi pha. Do đó, để bé tiếp tục bú bình, bạn cần làm sạch bình sữa thật kỹ trước khi pha sữa cho bé uống nhé!
Thay núm vú bình sữa phù hợp
Để giải quyết vấn đề bé tự nhiên từ chối bú bình, bạn nên tìm một loại núm vú phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Lựa chọn một núm vú thích hợp sẽ giúp bé bú bình dễ dàng và thoải mái hơn.
Bạn có thể tìm mua núm vú dài, thẳng, có đáy rộng và dốc dần về phía đầu bình sữa. Điều này giúp bé có thể ngậm sâu vào bình sữa tương tự như khi bú vú mẹ.
Chú ý nhiệt độ sữa
Nhiệt độ sữa có thể ảnh hưởng đến sự thích thú của bé khi bú. Một số trẻ thích sữa được hâm nóng, trong khi những trẻ khác thích sữa ở nhiệt độ phòng hoặc sữa lạnh. Việc hiểu và điều chỉnh nhiệt độ sữa phù hợp với sở thích của bé sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề bé từ chối bú bình.
Bạn cũng có thể thử làm ấm núm vú và bình sữa bằng cách ngâm chúng trong nước ấm trước khi cho bé bú. Điều này giúp bé có cảm giác giác ấm áp hơn khi bú.
Lựa chọn thời điểm cho bú thích hợp
Khi bé đang no hoặc đang quấy khóc, bé có thể từ chối bú bình. Vì vậy, bạn nên lựa chọn thời điểm cho bú thích hợp để giúp bé cảm thấy hào hứng hơn với việc bú bình.
Bạn hãy quan sát bé trong nhiều ngày để xác định thời điểm nào trong ngày mà bé thường vui vẻ và sẵn sàng để bú. Đồng thời, hãy nhận biết các dấu hiệu cho thấy bé đang cần được cho bú sớm, thay vì đợi bé quá đói.
Một gợi ý khác là cho bé bú bình khi bé vừa thức dậy. Lúc này, bé thường có xu hướng bú nhiều hơn. Bản năng ăn uống sẽ được kích hoạt khi bé còn hơi buồn ngủ. Đừng để bé quá đói trước khi cho bé bú, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng bé quấy khóc và làm việc cho bé bú bình trở nên khó khăn hơn.
Kiểm tra chất lượng sữa mẹ
Nếu bé thường bú sữa vắt từ người mẹ mà đột nhiên từ chối bú thì bạn nên kiểm tra chất lượng sữa mẹ. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên mùi vị bất thường của sữa mẹ là do chế độ ăn uống của người mẹ.
Để khắc phục vấn đề này, bạn nên tránh ăn những thực phẩm có mùi mạnh hoặc tiêu thụ các thức uống có chứa chất kích thích. Ngoài ra, bạn cũng cần bảo quản sữa đã vắt ra đúng cách để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất nhé!
Thử các loại bình sữa khác nhau
Nếu bé đã sử dụng quen với một loại bình sữa trong một thời gian rồi bỗng dưng từ chối bú bình thì có thể là do bình sữa đó không phù hợp với bé nữa. Trong tình huống này, bạn nên cho bé dùng thử các loại bình sữa khác để có thể tìm ra loại bình phù hợp nhất với bé nhé!
Chọn sữa công thức có hương vị mà trẻ yêu thích
Một lý do khác khiến bé từ chối bú bình là do sữa công thức mà bạn đang sử dụng không hợp với sở thích của bé. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cân nhắc chọn loại sữa công thức có hương vị mà bé yêu thích.
Nếu bạn đang sử dụng loại sữa công thức mà bé thường uống, hãy kiểm tra xem sữa đã hết hạn sử dụng chưa. Sữa công thức hết hạn sử dụng có thể bị biến đổi mùi vị và không còn hấp dẫn nữa.
Đổi tư thế cho bé bú
Tư thế bú không thoải mái có thể khiến bé từ chối bú bình. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể cho bé bú theo các tư thế sau:
- Tư thế nằm ngang: Đặt bé nằm ngang trên lòng bạn hoặc trên một chiếc bàn thấp. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và tập trung vào việc bú.
- Tư thế ngồi: Đặt bé trên đùi bạn, đỡ đầu bé bằng cánh tay và nghiêng bé về phía bạn. Tư thế này giúp bé có sự ổn định và thuận tiện khi bú.
- Tư thế bên: Đặt bé nằm nghiêng về một bên trên tay của bạn. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn và dễ dàng tiếp cận bình sữa.
- Tư thế ngồi ngược: Đặt bé ngồi trên đùi bạn và đặt tay bé trên ngực. Tư thế này giúp bé có thể thiết lập một mối quan hệ mắt - mắt với bạn và khám phá xung quanh khi bú.
Tìm không gian yên tĩnh và thư giãn để cho bé bú
Không gian không yên tĩnh và thoải mái có thể khiến bé từ chối bú bình. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần:
- Tìm một không gian yên tĩnh để bé có thể tập trung vào việc bú bình, đảm bảo không có tiếng động lớn hoặc âm thanh ồn ào xung quanh khi bé đang bú. Bạn có thể chọn một phòng riêng hoặc một góc yên tĩnh trong nhà để tạo một môi trường tĩnh lặng cho bé.
- Mở nhạc nhẹ nhàng, không lời trong lúc bé bú có thể giúp làm dịu cảm xúc của bé và tạo một bầu không khí thư giãn.
Bọc bình sữa trong áo mà mẹ đã mặc
Bọc bình sữa trong áo mà mẹ đã mặc là một phương pháp hữu ích để giúp bé tập trung hơn và tiếp tục bú bình. Mùi hương từ áo mẹ có thể mang lại cảm giác thoải mái và gần gũi cho bé. Bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi có mùi hương của mẹ trong quá trình bú bình.
Tạo cơ hội để bé làm quen với bình sữa
Việc chưa quen với bình sữa và núm vú có thể khiến bé từ chối bú bình. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể áp dụng các bước sau:
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bình sữa gần môi trên và mũi của bé, chờ bé mở miệng để ngậm vào núm vú, tương tự như khi bé đang bú mẹ. Hãy đảm bảo bé ngậm vào phần đáy rộng của núm vú, không chỉ đầu núm vú, và đôi môi hướng ra ngoài như khi bé bú mẹ.
Quan trọng nhất, hãy kiên nhẫn và nhạy bén đối với phản ứng của bé. Mỗi bé có thể có quá trình thích nghi khác nhau với bình sữa, vì vậy hãy thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra cách tốt nhất giúp bé tiếp tục bú bình một cách tự nhiên.
Cho bé uống sữa không dùng bình
Nếu bé đang bú bình rồi bỗng nhiên bỏ bú, bạn có thể thử cho bé uống sữa bằng những vật dụng khác không phải bình sữa. Dưới đây là một số gợi ý và cách thực hiện:
- Cho bé uống sữa bằng thìa: Hãy đặt một ít sữa lên thìa và đưa thìa đến gần miệng của bé. Hãy để bé tự lấy sữa bằng cách chạm môi trên vào sữa trên thìa. Điều này sẽ giúp bé thích thú hơn với cách uống sữa mới.
- Bạn có thể cho bé uống sữa bằng cốc nhỏ hoặc cốc tập uống dành cho trẻ nhỏ. Hãy đặt một lượng nhỏ sữa vào cốc, đưa cốc đến miệng của bé rồi để bé tự lấy sữa bằng cách cắn hoặc ngậm vào miệng cốc.
Đưa bé đi khám bệnh nếu nghi ngờ bé có vấn đề sức khỏe
Nếu bạn có nghi ngờ rằng sức khỏe của bé có thể là nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và chữa trị. Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này.
Có một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bé không muốn bú bình, chẳng hạn như vấn đề về hệ tiêu hóa, viêm họng,... Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều quan trọng là bạn không nên tự chữa trị hoặc tự đoán vấn đề sức khỏe của bé. Hãy tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé nhé!
Trên đây là những chia sẻ của Tip Hay về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ đang bú bình lại bỏ bú. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những thông tin hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!