Tip hay

Nguyên nhân và cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai

Nguyên nhân và cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi vì đau mỏi vai gáy. Vậy nguyên nhân là gì và có cách để hạn chế tình trạng này hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Đau mỏi vai gáy là tình trạng phổ biến khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Trong bài viết này, Tip Hay sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân và những cách hạn chế đau mỏi vai gáy cho thai phụ nhé!

1 Nguyên nhân đau mỏi vai gáy khi mang thai

Đau mỏi vai gáy là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình mang thai. Nguyên do của hiện tượng này có rất nhiều, nhưng sẽ có một số nguyên do phổ biến cần biết như:

Sự thay đổi nội tiết tố

Trong khoảng thời gian thai kỳ, cơ thể của thai phụ sẽ tự sản sinh ra hormone relaxin. Loại hormone này khiến cho dây chằng và mô giãn ra, dẫn đến việc lỏng các khớp, trong đó có vai gáy. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, progesteron - chất giúp cơ thể thư giãn bị sụt giảm khiến cho tình trạng đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn.

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân của mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, em bé phát triển và hiện tượng mẹ bầu tăng cân khiến cho hệ xương khớp phải chịu áp lực nhiều hơn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho mẹ bầu gặp phải tình trạng đau vai gáy diễn ra.

Hạn chế vận động

Ở giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu thường có xu hướng hạn chế vận động. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho xương khớp mất đi độ linh hoạt vốn có.

Nguyên nhân đau mỏi vai gáy khi mang thaiNguyên nhân đau mỏi vai gáy khi mang thai

Thay đổi tư thế

Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai cũng dẫn đến sự thay đổi dáng đi, ngồi và nằm của thai phụ. Tưởng chừng đây là điều bình thường, nhưng đây cũng là một trong những lý do khiến cho vai gáy co cứng hơn.

Nhiễm lạnh

Vai gáy là vùng khá nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm lạnh, nhất là khi thai phụ ở trong phòng có điều hòa. Không chỉ khiến mẹ bầu đau vai gáy, mà còn gây đau họng, ho,...

Nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cho mẹ bầuNhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cho mẹ bầu

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên do phổ biến trên, một số bệnh lý cũng là nguyên do của tình trạng đau vai gáy như tiền sản giật, đau nửa đầu, mang thai ngoài tử cung,...

2 Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Có một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho sự phát triển thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho thai phụ. Bổ sung những thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin E, vitamin K, vitamin C,... cũng sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy.

Những dưỡng chất này thường sẽ có nhiều trong những loại cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sữa,... Bên cạnh đó, bổ sung những loại thực phẩm này cũng góp phần tăng cường sức mạnh hệ cơ xương khớp và kích thích quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủBổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Sử dụng giấm táo

Giấm táo cũng có thể làm giảm tình trạng đau viêm vai gáy của thai phụ, bởi trong giấm táo có chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa. Để làm giảm đau vai gáy bằng giấm táo, thai phụ cần làm sạch vùng vai gáy trước, tiếp đến cho bông gòn ngâm vào giấm táo. Sau đó, chỉ cần lấy bông gòn đã ngâm đắp lên vùng bị đau khoảng 20 phút là xong.

Sử dụng giấm táoSử dụng giấm táo

Thiết lập tư thế đúng

Khi mẹ bầu có tư thế đúng khi đứng, ngồi hay nằm sẽ giúp giảm áp lực lên vai gáy. Để thiết lập được tư thế đúng, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Không được ngửa cổ ra phía sau hoặc cúi cổ quá thấp.
  • Khi ngồi nên thẳng lưng và cổ.
  • Không kê gối quá cao khi nằm, độ cao được khuyến khích là 10cm.
  • Khi ngồi xem TV nên tựa vào ghế và ngửa đầu nhẹ vào thành ghế.

Thiết lập tư thế đúngThiết lập tư thế đúng

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Để giảm bớt áp lực lên vùng vai gáy, mẹ bầu cũng nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Mẹ bầu có thể chèn nệm hai bên khi ngủ hay sử dụng gối chữ U, gối chữ C dành cho thai phụ. Khi ngồi lâu, mẹ bầu nên dùng gối lót phần lưng và vai gáy. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng đai nâng đỡ bụng khi vận động trong những tháng cuối thai kỳ.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợSử dụng dụng cụ hỗ trợ

Chườm giảm đau vai gáy cho thai phụ

Thực hiện các loại chườm lạnh, nóng cũng là một cách giúp giảm áp lực lên khớp và dây thần kinh có liên quan đến vai gáy cho mẹ bầu. Cách thực hiện như sau:

  • Đối với chườm lạnh: Bọc đá hoặc chai nước đá bằng khăn mềm rồi chườm lên vùng vai gáy khoảng 10 - 15 phút. Lưu ý, không nên để đá tiếp xúc trực tiếp lên da và tránh chườm liên tục bởi sẽ khiến thai phụ bị nhiễm lạnh.
  • Đối với chườm nóng: Dùng túi chườm, khăn ấm chườm lên vùng bị đau khoảng 15 phút. Để tránh bị bỏng, mẹ bầu cần kiểm tra kỹ nhiệt độ trước khi dùng.

Chườm giảm đau vai gáy cho thai phụChườm giảm đau vai gáy cho thai phụ

Thủy trị liệu

Tuy tên gọi có phần nghe mới là, nhưng bản chất của việc này chỉ là dùng nước để tác động lên vùng vai gáy, giúp làm giảm cảm giác đau.

Để thực hiện cách này, thai phụ nên đến các cơ sở vật lý trị liệu uy tín hoặc có thể thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng nước ấm từ vòi hoa sen tác động lên vùng vai gáy khi tắm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo các cách như ngâm mình trong bồn nước ấm hay bơi lội cũng có thể hạn chế cơn đau vai gáy và giúp xương khớp linh hoạt hơn.

Thủy trị liệuThủy trị liệu

Xoa bóp

Để giúp giảm áp lực cũng như cơn đau vai gáy, mẹ bầu có thể nhờ người thân hỗ trợ xoa bóp. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai có tác dụng làm giảm áp lực, tăng tuần hoàn máu. Mẹ bầu có thể tham khảo các video hướng dẫn xoa bóp trên mạng hoặc đi đến bác sĩ để được nghe ý kiến tốt nhất.

Bài tập giảm đau vai gáy cho bà bầu

Thực hiện các bài tập giảm đau vai gáy là cách được nhiều chuyên gia khuyến khích. Khi thực hiện các bài tập, những cơn đau của thai phụ sẽ giảm nhanh chóng, các cơ cũng được linh hoạt hơn và giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Một số bài tập mà thai phụ có thể tham khảo như:

Bài tập chữa đau vai gáy bằng bóng tennis:

  • Đứng thẳng, lưng hướng vào tường.
  • Đặt quả bóng tennis vào giữa phần vai gáy và tường.
  • Áp người vào rồi từ từ di chuyển cơ thể để cho bóng chuyển động quanh vùng đau.

Bài tập xoay cổ:

  • Ngồi thẳng, nhìn về phía trước.
  • Quay cổ sang trái nhẹ nhàng đến hết mức có thể. Giữ tư thế khoảng 7 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với bên phải và thực hiện mỗi bên 3 lần.

Bài tập xoay tay:

  • Đứng thẳng sao cho lưng và cổ đều thẳng.
  • Nâng hai tay lên cao nhẹ nhàng rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 7 lần
  • Xoay theo chiều ngược lại 7 lần.

Bài tập giảm đau vai gáy cho bà bầuBài tập giảm đau vai gáy cho bà bầu

3 Một số lưu ý giúp hạn chế đau mỏi vai gáy

  • Trước khi áp dụng một phương pháp nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu sau một thời gian thực hiện không thấy tình trạng giảm thì nên đi thăm khám để nhận được tư vấn điều trị hiệu quả từ bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đặc biệt là phải bổ sung protein, rau xanh và trái cây. Quan trọng hơn là phải uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh các loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, nội tạng động vật và một số thực phẩm có thể gây co bóp tử cung.
  • Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga.
  • Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, cố gắng vận động sinh hoạt hàng ngày.
  • Khi ngồi quá lâu, mẹ bầu cũng nên đứng dậy vận động, thư giãn cơ thể nhẹ nhàng.
  • Không nên vận động quá mạnh như xoay mạnh cổ, bẻ cổ, mang vác đồ nặng,...
  • Luôn giữ trạng thái thư giãn, thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Luôn thăm khám đúng kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý giúp hạn chế đau mỏi vai gáyMột số lưu ý giúp hạn chế đau mỏi vai gáy

Qua bài viết, Tip Hay đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và những cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn được nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: Tambinh.vn

Từ khóa: Nguyên nhân và cách hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thaiđau mỏi vai gáy khi mang thai