Nguyên nhân và cách điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ
Bệnh viêm tuyến nước bọt tuy không phải là căn bệnh thường gặp nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Tip Hay tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tuyến nước bọt. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ với Tip Hay nhé!
1
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt ở trẻ
Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do virus
Trẻ em bị viêm tuyến nước bọt có thể gây ra bởi vi khuẩn: Tụ cầu, Phế cầu, Liên cầu, E. Coli, lao. Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do các bệnh tự miễn: Do cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại các cơ quan khác, trong đó có tuyến nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt ở trẻ do tắc nghẽn
Bên cạnh đó, ống dẫn tuyến nước bọt bị tắc so sỏi, đờm, khối u (rất hiếm) cũng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm.
Viêm tuyến nước bọt được chia ra nhiều giai đoạn:
- Viêm tuyến nước bọt cấp tính: Bệnh thường kéo dài trong 1 - 2 tuần.
- Viêm tuyến nước bọt mãn tính: Bệnh viêm kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
- Viêm tuyến nước bọt tái phát: Tái đi tái lại nhiều lần.
2
Triệu chứng nhận biết viêm tuyến nước bọt ở trẻ
Triệu chứng nhận biết viêm tuyến nước bọt ở trẻ bao gồm:
- Trẻ bị sốt, gần giống với triệu chứng của cảm cúm.
- Trẻ bị giảm vị giác, không cảm thấy ngon khi ăn, đau góc hàm nên khó há miệng.
- Bị khô miệng, khó nước.
- Góc hàm dưới của trẻ bị đau, sưng đỏ 1 bên hoặc cả 2 bên.
3
Phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị
Bệnh quai bị:
- Bệnh quai bị do virus thuộc nhóm Paramyxo virus.
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
- Người bệnh sẽ bị sốt từ 38 - 39 độ C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương.
- Miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không có mủ.
- Sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên là tỷ lệ 6/1.
- Bệnh có thể gây thành dịch, lan rộng.
Viêm tuyến nước bọt:
- Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus, do virus Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie...hoặc tắc ống dẫn nước bọt gây ra.
- Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên.
- Sốt 38 – 39 độ C, ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
- Bệnh không lây thành dịch.
4
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tuyến nước bọt
Khi trẻ có những biểu hiển của viêm tuyến nước bọt, bạn hãy cho trẻ đến bác sĩ, cơ quan y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tại đây, trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc theo tình trạng bệnh.
Khi ở nhà, cha mẹ hãy chăm sóc trẻ bị bệnh như sau:
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi thấy trẻ bị sốt, đau nhiều.
- Bạn có thể chườm ấm để hạ nhiệt độ của trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh mũi miệng, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
- Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
5
Khi nào cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện?
Sau khi thăm khám, trẻ có thể được điều trị tại nhà mà không cần ở bệnh viện nếu tình trạng bệnh ở mức nhẹ.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ, nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây: Sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt, trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, nôn mọi thứ ăn vào, co giật, li bì, khó đánh thức, bạn cần cho trẻ đi khám ngay.
Nguồn: ThS. BS. Anh Tuấn (Trên Tạp chí Sức khỏe & Đời sống)
Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ mà Tip Hay tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.