Nguyên nhân và biểu hiện gây hội chứng ruột ngắn ở trẻ
Hội chứng ruột ngắn ở trẻ khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng suy giảm, ảnh hưởng sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện của hội chứng ruột ngắn ở trẻ nhé!
Hội chứng ruột ngắn ở trẻ có thể do bẩm sinh hoặc xuất hiện sau khi trẻ trải qua phẫu thuật ống tiêu hóa. Bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí suy dinh dưỡng nếu không được điều trị.
Cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn về hội chứng ruột ngắn ở trẻ qua bài viết sau nhé!
1
Nguyên nhân gây hội chứng ruột ngắn ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột ngắn ở trẻ, trong đó có thể do bẩm sinh khiếm khuyết thành bụng (khe hở thành bụng) hoặc do trải qua quá trình phẫu thuật cắt ruột bởi mắc phải các bệnh như hẹp ruột, tắc ruột, viêm ruột hoại tử,...
2
Biểu hiện hội chứng ruột ngắn ở trẻ
Thông thường, hội chứng ruột ngắn ở trẻ là khi chiều dài đoạn ruột non có độ dài còn lại dưới 25%. Biểu hiện dễ thấy nhất khi trẻ mắc hội chứng này là bị tiêu chảy kéo dài bởi ruột non bị suy giảm chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Bên cạnh đó còn có những biểu hiện bị rối loạn về tiêu hóa như: Đau bụng, đầy hơi, nôn trớ, quấy khóc thường xuyên,...một số trường hợp còn có biểu hiện bị mất nước, nhiễm trùng do suy dinh dưỡng và bị suy giảm khả năng miễn dịch.
3
Hệ lụy của hội chứng ruột ngắn ở trẻ
Khi mắc phải hội chứng ruột ngắn, trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy, mất nước và chất điện giải, khiến cơ thể của trẻ mệt mỏi, thiếu sức sống.
Bên cạnh đó, khi bệnh nặng còn gặp phải tình trạng nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng máu gây nguy hại đến tính mạng.
Một số hệ lụy khác phải kể đến như: Tăng Bilirubil máu, tắc mật, bệnh lý gan tiến triển, thiếu chất dinh dưỡng, vitamin dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Một số trẻ còn ghi nhận cho thấy mắc phải sỏi mật chiếm đến 40-60%.
4
Nên làm gì khi trẻ mắc hội chứng ruột ngắn?
Khi mắc phải hội chứng ruột ngắn, bạn nên tuân thủ thực hiện, chăm sóc bé theo những chỉ định của bác sĩ và đưa bé đi khám định kỳ.
Bạn nên đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ, để có thể theo dõi và bổ sung năng lượng và protein phù hợp, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng là yếu tố cần đặc biệt quan tâm khi có trẻ mắc phải hội chứng ruột ngắn, do đó, bố mẹ cần ghi lại nhật kí ăn uống, lượng phân, tính chất phân hằng ngày cũng như sự phát triển thể chất của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn chỉ nên cho trẻ em thật chậm, để tăng thời gian cho ruột non có thể hấp thu chất dinh dưỡng, nếu trẻ sơ sinh còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú mẹ khi có khả năng hấp thu.
Vừa rồi Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu về hội chứng ruột ngắn ở trẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống