Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng kiwi
Kiwi là loại trái cây ngon, bổ dưỡng nhiều người ưa thích nhưng một số người gặp phải dị ứng khi ăn kiwi. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa dị ứng kiwi.
Kiwi vốn là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi không chỉ ngon miệng, mà còn có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ghi nhận có người bị dị ứng kiwi.
Cùng tìm hiểu rõ hơn tình trạng dị ứng kiwi do nguyên nhân nào, biểu hiện và cách phòng ngừa qua bài viết sau nhé!
1
Nguyên nhân gây dị ứng kiwi
Tương tự như nhiều trường hợp dị ứng với các loại thực phẩm khác, dị ứng kiwi xảy ra là do hệ miễn dịch của một người phản ứng quá mức, nhầm tưởng protein có trong kiwi là chất có hại xâm nhập vào cơ thể.
Từ đó, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và giải phóng histamine cùng các kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các chất được cho là có hại ấy và gây nên tình trạng dị ứng không mong muốn.
2
Triệu chứng dị ứng kiwi
Các triệu chứng dị ứng kiwi sẽ được biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào số lượng kiwi được ăn mà dẫn đến bạn bị dị ứng nặng hay nhẹ. Một số biểu hiện khi bị dị ứng kiwi như:
- Da bị nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Có cảm giác bị ngứa ở lưỡi, môi, miệng sau khi ăn kiwi.
Bên cạnh các triệu chứng thông thường như trên thì bạn có thể gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn, nếu rơi vào tình trạng này thì bạn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Nhưng triệu chứng cho thấy tình trạng dị ứng nặng bao gồm:
- Sốc phản vệ.
- Nôn, tiêu chảy.
- Khó thở.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Miệng, cổ họng bị sưng.
- Tê lưỡi.
- Bị tụt huyết áp.
- Bị đau bụng dữ dội.
3
Cách điều trị và phòng ngừa nguy cơ bị dị ứng kiwi
Cách điều trị dị ứng kiwi
Đối với trường hợp dị ứng nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người mắc phải dùng thuốc kháng dị ứng không kê đơn, để giảm nhanh tình trạng dị ứng.
Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để chỉ định dùng thuốc kháng histamine mạnh hơn hoặc dùng thuốc tiêm có sẵn Epinephrine.
Cách phòng ngừa nguy cơ bị dị ứng kiwi
Cách tốt nhất để không mắc phải dị ứng kiwi là bạn không nên ăn kiwi, đồng thời bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Nên cho mọi người biết về tình trạng bệnh dị ứng, để mọi người chú ý hơn trong việc chế biến thức ăn và cảnh giác cho bạn nếu đồ ăn đó có chứa kiwi.
- Cần thận trong khi ăn các loại trái cây khác có các chất tương tự như kiwi gồm bơ, chuối, hạt dẻ,...
- Nếu dùng thực phẩm có trái cây thì bạn nên đọc kỹ bảng thành phần xem có kiwi hay không.
Trên đây là những thông tin về tình trạng dị ứng kiwi mắc phải ở một số người, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng này nhé!
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc