Tip hay

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm kẽ chân tại nhà

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm kẽ chân tại nhà

Nấm kẽ chân là bệnh ngoài da xuất hiện ở giữa các ngón chân gây ra cảm giác rất khó chịu. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh này trong bài viết dưới đây.

Thời tiết ẩm ướt hoặc đi giày ướt thường xuyên tạo điều kiện cho một số bệnh ngoài da phát triển, trong đó có bệnh nấm kẽ chân. Đây là loại bệnh gây ngứa ngáy, đỏ da, bong tróc da,... gây ảnh hưởng đến việc đi lại và các hoạt động xung quanh.

1 Nấm kẽ chân là hiện tượng gì?

Nấm kẽ chân là hiện tượng gì?Nấm kẽ chân là hiện tượng gì?

Theo Quỹ Giáo dục & Nghiên cứu y khoa Mayo Mỹ (MCO), “viêm kẽ ngón chân hay còn gọi là nấm da chân (Athlete’s foot hay tinea pedis) thường gặp nhất ở giữa hai ngón, là ngón út và ngón gần sát ngón út (áp út). Nấm kẽ chân gây ngứa, rát, dễ nhiễm trùng lan ra toàn bàn chân”.

Bệnh này ban đầu xuất hiện ở 1 kẽ chân sau đó lây lan rất nhanh sang các kẽ chân khác, thậm chí là cả bàn chân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

2 Nguyên nhân gây nấm kẽ chân

Nguyên nhân gây nấm kẽ chânNguyên nhân gây nấm kẽ chân

Nguyên nhân gây ra nấm kẽ chân là do các chủng nấm như: Epidermophyton Floccosum, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra. Ngoài ra, nếu vùng da quanh kẻ chân nếu không vệ sinh sạch sẽ thì cũng rất dễ bị nhiễm nấm.

Các loại nấm phát triển rất nhanh và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trên da gây ra các hiện tượng như nổi đỏ, ngứa ngáy.

3 Triệu chứng khi bị nấm kẽ chân

Triệu chứng khi bị nấm kẽ chânTriệu chứng khi bị nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân thường bắt đầu từ ngón chân thứ 3, thứ 4 sau đó lây lan sang các kẽ ngón chân còn lại, thậm chí là mu và lòng bàn chân. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này như:

  • Kẽ chân và vùng da quanh bàn chân ngứa ngáy khó chịu.
  • Da bị đóng vảy và bong tróc.
  • Vùng da kẽ chân có màu trắng bợt, bị loét, chảy nước, thậm chí là nứt chân gây cảm giác rất đau. Nặng hơn có thể nứt và chảy máu, đau rát.
  • Vùng da bị nấm có màu hồng hoặc đỏ hơn so với các vùng da còn lại.

4 Cách trị nấm kẽ chân an toàn, hiệu quả

Nấm kẽ chân nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cũng sẽ mau khỏi. Dưới đây là một số cách trị nấm kẽ chân an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo nhanh chóng hồi phục thì bạn nên đi khám, nhận sự tư vấn từ bác sĩ da liễu nhé!

Thuốc bôi ngoài da

Dùng thuốc bôi ngoài da để trị nấm kẽ chânDùng thuốc bôi ngoài da để trị nấm kẽ chân

Bạn có thể dùng một số thuốc kháng nấm thuộc nhóm allylamine, azole (clotrimazole, miconazole, econazole, ketoconazole) bôi trực tiếp vào vùng da bị nấm. Mỗi loại sẽ có cách dùng khác nhau, do đó bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi bôi nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý khi bôi thuốc:

  • Không nên sát trùng bằng nước muối hoặc oxy già trước khi bôi thuốc vì có thể làm tổn thương và bị chảy nước nhiều hơn.
  • Bôi lượng vừa đủ: Không bôi quá ít hoặc quá nhiều, chỉ cần bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị nấm là được.
  • Không dùng vật cứng cạo vùng da bị nấm.
  • Khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì bạn nên bôi thêm từ 1-2 tuần để khỏi hẳn, khi dừng đột ngột có thể khiến bệnh trở nặng.
  • Nên mang dép và dùng khăn đi trong nhà để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân.

Dùng thuốc uống

Dùng thuốc uống để trị nấm kẽ chânDùng thuốc uống để trị nấm kẽ chân

Với cách dùng thuốc uống này thì cần lưu ý ở người già, người suy gan, suy thận. Có thể dùng thuốc nhóm azole (fluconazole, ketoconazole, itraconazole), nhóm griseofulvin.

Lưu ý khi dùng nhóm ketoconazole

  • Không dùng cho người bệnh về mật, gan.
  • Không dùng chung với các thuốc: astemizole, simvastatin, triazolam, midazolam, quinidine, pimozide, lovastatin, terfenadine. Và một số thuốc khác như thuốc kháng virut, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy mệt mỏi, ăn uống kém, vàng da, vàng mắt, tiểu vàng,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
  • Dùng thuốc có thể gây ra một triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu...

Lưu ý khi dùng fluconazole

  • Không dùng chung với các loại thuốc như rifampicin, phenytoin và sulphonylurea vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ,....

Lưu ý khi dùng itraconazole

  • Hạn chế dùng cho người bệnh suy thận, suy gan.
  • Không dùng chung với các thuốc pimozide, astemizole, cisapride,terfenadine dofetilide, mizolastin, quinidine, sertindole, levacetylmethadol, diazolame, lovastatine, simvastatin, ergometrine, triazolame, ergotamine.
  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,....

Lưu ý khi dùng griseofulvin

  • Thận trọng khi dùng cho bà bầu, không dùng cho người suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Không dùng chung với các thuốc chống đông máu, theophylin.
  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi ban, đau đầu, rối loạn tiêu hoá.
  • Nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh được các tác dụng phụ.

5 Những lưu ý khi điều trị nấm kẽ chân

Những lưu ý khi điều trị nấm kẽ chânNhững lưu ý khi điều trị nấm kẽ chân

  • Bệnh nấm kẽ chân là bệnh ngoài da, nếu nhẹ thì chỉ cần bôi thuốc là khỏi. Khi bôi thì cần bôi vừa đủ, không dùng quá nhiều hoặc quá ít.
  • Nếu bị nặng cần dùng đến thuốc uống thì cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế đi giày hoặc vớ trong nhiều giờ liên tục.
  • Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, giày ướt,.... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, do đó bạn cần lưu ý tránh để chân tiếp xúc với nước quá lâu.
  • Vệ sinh chân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kẽ chân để tránh bị nấm xâm nhập.

Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm kẽ chân. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu thêm được nhiều thông tin về loại bệnh này để phòng tránh.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Bệnh viện đa khoa Medlatec

Từ khóa: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị nấm kẽ chân tại nhànấm kẽ châncách điều trị nấm kẽ chânnguyên nhân gây nấm kẽ chântriệu chứng nấm kẽ chânbiểu hiện nấm kẽ chânnấm ăn kẽ chân