Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau buốt răng và cách khắc phục
Cơ thể mẹ bỉm sau sinh còn rất yếu nên có thể gây ra triệu chứng đau buốt răng gây khó chịu, vậy cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Sau sinh, sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm, gây ra một số hiện tượng biến đổi sức khỏe và có một số triệu chứng khác thường. Một số bà mẹ sau khi sinh sẽ gặp phải tình trạng bị đau buốt răng, nhưng có một số biện pháp khắc phục có thể áp dụng để giúp mẹ bỉm cảm thấy thoải mái hơn, cùng Tip Hay tìm hiểu ngay nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh hay bị ê buốt răng
Thiếu hụt canxi
Trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, cơ thể của người mẹ có nhiều sự thay đổi theo nội tiết tố. Do dưỡng chất trong cơ thể của người mẹ phải truyền sang thai nhi để nuôi dưỡng em bé phát triển, theo đó lượng canxi trong cơ thể mẹ cũng bị hao hụt đáng kể. Chính vì vậy, răng miệng của người mẹ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng đau buốt răng.
Phương pháp chăm sóc răng chưa phù hợp
Trong thời gian mang thai, người mẹ phải ăn làm nhiều bữa để cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cơ thể cả hai mẹ con. Điều này có thể gây nên tình trạng răng bị đau buốt do vệ sinh không kỹ sau mỗi bữa ăn, hoặc mẹ bỉ chưa có phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp.
Mọc răng khôn
Một trong những nguyên nhân làm mẹ bỉm đau buốt răng cũng có thể do mọc răng khôn, thông thường loại răng này sẽ mọc trong giai đoạn từ 17-25 tuổi. Do đó, rất nhiều mẹ bỉm gặp phải trường hợp bị mọc răng khôn trong giai đoạn cho con bú. Khi răng khôn mọc, nướu bị tách gây cảm giác đau, có thể xuất hiện triệu chứng sốt, sưng lợi,...
Viêm lợi, viêm nha chu
Trong khoảng thời gian chăm sóc con nhỏ, mẹ bỉm thường bận rộn nên có thể dẫn đến việc vệ sinh răng miệng không được kỹ lưỡng. Sau khoảng thời gian dài, các vi khuẩn xâm lấn hoặc cao răng tích tụ, có nhiều mảng bám, gây nên những bệnh lý như viêm chân răng, gây đau nhức và khó chịu.
2
Những ảnh hưởng của đau buốt răng với mẹ sau sinh
Tình trạng đau buốt răng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ bỉm sau sinh. Mẹ bỉm sẽ có cảm giác rất khó chịu, gặp cản trở khi ăn uống, nhất là khi ăn thức ăn nóng. Điều này dẫn đến những vấn đề dinh dưỡng trong quá trình cho con bú của mẹ bỉm.
Có nhiều mẹ bỉm tự tìm phương pháp giảm cơn đau ê buốt cho mình như uống ngụm sữa nóng nhỏ hoặc nhai không kỹ đồ ăn mà nuốt luôn để đỡ va chạm vào răng. Nhưng những cách này đều không phải là phương pháp phù hợp, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mẹ bỉm rất nhiều.
3
Cách cải thiện ê buốt răng cho mẹ sau sinh
Thay đổi chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách
Hầu hết các mẹ bỉm sau khi sinh đều có sức khỏe rất nhạy cảm, do đó cần chú ý đặc biệt. Các mẹ bỉm nên thực hiện đánh răng đầy đủ và kết hợp súc miệng với nước muối loãng ấm để bảo vệ răng miệng, kết hợp ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bỉm nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ bỉm nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin C,... để cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, cải thiện tình trạng răng miệng và nâng cao sức khỏe tối ưu.
Ngoài ra, mẹ bỉm cùng nên tránh sử dụng những thức ăn quá nóng, hay quá cay quá chua,... vì những món ăn này dễ làm răng bị kích thích. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có ga, vì sẽ bào mòn men răng, làm tình trạng ê buốt thêm nghiêm trọng.
Nhai nát lá trà xanh
Trong dân gian, mẹo nhai lá trà xanh cũng giúp ích khá nhiều cho bệnh lý về răng miệng cho mẹ bỉm. Vì trong lá trà xanh có chứa thành phần axit tannic, fluor, catechin,... tạo lớp men protein bảo vệ răng, hạn chế sự hòa tan canxi, giúp răng bớt đau buốt.
Khi áp dụng phương pháp này, mẹ bỉm lấy một vài lá trà xanh nhai trong khoảng 5 phút, sau đó nhổ ra và tiếp tục chải răng để lại bỏ những vụn lá còn sót lại, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
Sử dụng tỏi chà lên răng
Có một mẹo dân gian khác nữa đó là sử dụng tỏi lát mỏng hoặc đập dập để chà lên răng, giúp cải thiện tình trạng ê buốt, thực hiện trong khoảng 2-3 phút và 3 lần/ngày để đạt hiệu quả.
Trong tỏi có allicin hay fluor giúp ngà răng được phục hồi, bảo vệ răng tốt hơn. Nhưng đây chỉ là phương pháp dân gian, không có căn cứ khoa học. Do đó, mẹ bỉm vẫn cần thăm khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.
4
Trường hợp mẹ sau sinh ê buốt răng cần khám nha khoa
Trong trường hợp tình trạng ê buốt răng của mẹ bỉm kéo dài và không có dấu hiệu giảm, hãy đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.
Rất nhiều người xem nhẹ vấn đề này, nhưng trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra hậu quả lớn cho hàm răng trong tương lai. Do đó, mẹ bỉm hãy đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường để tránh được những biến chứng xấu xảy ra.
Như vậy, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau buốt răng và cách khắc phục rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích để chăm sóc răng miệng cho mẹ bỉm đúng cách.
Nguồn: benhvienthucuc.vn