Tip hay

Nguyên nhân nhiễm độc chì và cách phòng ngừa ngộ độc

Nguyên nhân nhiễm độc chì và cách phòng ngừa ngộ độc

Nhiễm độc chì là một trong những loại nhiễm độc kim loại nguy hiểm. Vậy nguyên nhân vì sao khiến bạn nhiễm độc chì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nhiễm độc chì là tình trạng trong cơ thể tích tụ một lượng chì vượt quá khả năng cho phép của cơ thể, đây là một loại độc nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết hơn về nhiễm độc chì trong bài viết sau nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể

Các con đường xâm nhập của chì vào cơ thểCác con đường xâm nhập của chì vào cơ thể

Chì sở hữu nhiều công dụng nên được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, chì có thể gây nên nhiều vấn đề bệnh lý cho con người nếu bị nhiễm phải. Nếu kim loại chì tích tụ trong cơ thể chúng ta dù chỉ với một lượng nhỏ, nhưng lâu ngày cũng có thể gây ra nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Các con đường xâm nhập của chì vào cơ thể người bao gồm:

  • Đường hô hấp: Bạn có thể vô tình hít phải bụi chì trong không khí, môi trường ô nhiễm hay khói bụi. Thông thường trẻ em sẽ dễ bị nhiễm độc chì hơn người lớn, nguyên nhân là do diện tích tiếp xúc đường hô hấp của trẻ lớn hơn so với người trưởng thành.
  • Tiếp xúc qua da: Khi da tiếp xúc với chì thường xuyên cũng có thể khiến chì thấm qua da. Ở trẻ em, diện tích da trên một đơn vị cân nặng lớn hơn so với người trưởng thành, nên nguy cơ nhiễm độc chì qua da ở trẻ em cũng cao hơn.
  • Đường tiêu hóa: Sau khi sử dụng những vật như bút chì hay những món đồ chứa chì, nếu không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn thì bạn có thể khiến lượng chì này đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến ngộ độc chì.
  • Tiếp xúc qua nhau thai và sữa mẹ: Nếu người mẹ bị nhiễm độc chì khi mang thai hay cho con bú thì có thể sẽ truyền tình trạng nhiễm độc chì qua cho con.

2 Nguyên nhân cơ thể nhiễm độc chì

Nguyên nhân cơ thể nhiễm độc chìNguyên nhân cơ thể nhiễm độc chì

Trong cuộc sống hằng ngày thì chì xuất hiện ở rất nhiều đồ vật, các vật chứa hàm lượng chì cao có thể kể đến như các loại sơn, đồ gốm, chất liệu hàn xì, pin,...Việc tiếp xúc với những vật này lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm độc chì trong cơ thể do tích tụ lượng bụi chì nhất định. Một số những vật liệu chứa nhiều chì:

  • Sơn
  • Đồ hộp ăn liền
  • Đường ống nước
  • Đồ gốm
  • Đất
  • Mỹ phẩm
  • Đồ chơi
  • Đạn chì
  • Pin
  • Ắc quy,...

3 Dấu hiệu nhận biết ngộ độc chì

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc chìDấu hiệu nhận biết ngộ độc chì

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh: Sự tăng trưởng về mặt thể chất của bé sẽ chậm hơn, dễ bị sinh non và nhẹ cân sau khi sinh.

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ khi nhiễm độc chì thường có các dấu hiệu như mệt mỏi, lờ đờ, sụt cân và ăn không ngon. Ngoài ra, bé còn bị các vấn đề khác như thị lực kém đi, táo bón và nôn mửa,...

Đối với người lớn: Ở người lớn, bạn sẽ thường gặp các dấu hiệu như đau bụng, rối loạn cảm xúc và có những cơn đau đầu bất chợt. Ở nam giới sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, nữ giới sẽ có khả năng xảy ra thai lưu, sinh non hoặc sảy thai.

4 Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm độc chì

Cách điều trị và phòng ngừa nhiễm độc chìCách điều trị và phòng ngừa nhiễm độc chì

Biện pháp điều trị

Có 2 liệu pháp điều trị nhiễm độc chì được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay:

  • Liệu pháp chelation: Phương pháp này sẽ dùng thuốc để đào thải chì ra khỏi máu qua đường nước tiểu. Đây là phương pháp được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ bị ngộ độc chì từ 45mcg/dL trở lên và những người trưởng thành đã có dấu hiệu của hiện tượng ngộ độc.
  • Liệu pháp chelation EDTA: Nếu liệu pháp chelation không có hiệu quả thì liệu pháp chelation EDTA sẽ được áp dụng để thay thế. Liệu pháp này sẽ bổ sung thêm hóa chất canxi disodium ethylenediaminetetraacetic acid vào tĩnh mạch, giúp đào thải độc tố chì một cách hiệu quả hơn.

Phòng ngừa ngộ độc chì

Để phòng ngừa ngộ độc chì thì bạn nên thực hiện những cách như sau:

  • Vệ sinh tay và đồ chơi của bé sạch sẽ: Trong đồ chơi của bé có thể có những món có lượng chì cao, việc vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ những bụi chì còn sót lại trên tay, chân của bé.
  • Làm sạch nơi ở và các vật dụng trong nhà để tránh mạt bụi chì xâm nhập vào cơ thể
  • Xả nước lạnh trước khi sử dụng để hạn chế lượng chì trong nước
  • Cởi bỏ giày dép khi vào nhà để tránh mang những bụi bẩn hay đất cát có chứa bụi chì vào trong nhà.
  • Hạn chế để trẻ nhỏ chơi trên nền đất
  • Bảo dưỡng và lựa chọn loại sơn an toàn và phù hợp cho gia đình

Nhiễm độc chì là một trong những loại nhiễm độc nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hy vọng bài viết này của Tip Hay giúp bạn biết thêm nhiều thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.

Nguồn: Medlatec.vn

Từ khóa: Nguyên nhân nhiễm độc chì và cách phòng ngừa ngộ độcnhiễm độc chì