Tip hay

Nguyên nhân gây tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em?

Nguyên nhân gây tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em?

Nhiều ba, mẹ lo lắng khi thấy da tay, chân của bé bị bong tróc, vậy tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em là hiện tượng gì? Vì sao lại có hiện tượng này.

Nhiều người cho rằng việc bong tróc da tay chân ở trẻ là điều bình thường, tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng đây có thể đây là biểu hiện của các vấn đề về da bé. Tróc da tay chân ở trẻ là hiện tượng da ở phần tay và chân bị rộp lên sau đó bong tróc ra. Có người cho rằng đây là hiện tượng thay da ở bé, đặc biệt là ở trẻ mới sinh.

1 Nguyên nhân gây tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em

Do dị ứng

Bong tróc da tay chân do dị ứngBong tróc da tay chân do dị ứng

Da của bé rất nhạy cảm và dễ dị ứng với các vật dụng xung quanh như quần áo, giày dép, vớ. Khi dị ứng da sẽ nổi mẩn đỏ, ngứa sau đó bị tróc da. Ngoài ra cũng có thể do dị ứng với thức ăn như dị ứng sữa, trứng, hải sản,....

Do thừa hoặc thiếu vitamin

Khi cơ thể bé bị dư hoặc thừa vitamin B3, vitamin B7 sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc da tay chân.

Hoặc khi cơ thể tích lũy quá nhiều vitamin A sẽ dẫn đến ngộ độc, trường hợp nhẹ là khô da, nứt ở góc miệng và bong tróc da.

Do chàm da

Triệu chứng của bệnh chàm da là nổi mẩn, ngứa và kèm theo bong tróc da. Đây cũng là bệnh khá phổ biến ở trẻ.

Do nhiễm trùng, nấm

Khi bé bị nhiễm trùng, nấm thường có biểu hiện đầu tiên ở môi, lưỡi, mắt, miệng, sau đó thêm các triệu chứng tróc da, vàng da, đau đầu, tiêu chảy,....

Do hội chứng APSS

Tróc da tay chân do do hội chứng APSSTróc da tay chân do do hội chứng APSS

Là hội chứng rối loạn da, khi bị hội chứng này da sẽ bị bong ra từng mảng nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Do tác dụng phụ của thuốc

Tróc da tay chân do tác dụng phụ của thuốcTróc da tay chân do tác dụng phụ của thuốc

Bong tróc da ở trẻ cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc gây ra như thuốc chống co giật, thuốc giảm canxi, lợi tiểu, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm canxi…..

2 Các biện pháp khắc phục tróc da chân tay ở trẻ

Vệ sinh đúng cách cho bé

Nên tắm cho bé từ 5-10 phút, không nên tắm quá nhanh hoặc quá lâu. Sử dụng nước ấm để tắm và dùng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ để không gây ảnh hưởng đến da của bé. Tắm cho bé phải nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh có thể làm trẻ bị đau. Không dùng nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da bé.

Tránh các tác động từ môi trường

Tránh các tác động từ môi trường để khắc phục tróc da tay chânTránh các tác động từ môi trường để khắc phục tróc da tay chân

Ba mẹ cần hạn chế nhất việc cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, hóa chất,... vì sẽ gây tác động xấu đến da của bé, đặc biệt là các bé còn nhỏ. Lựa chọn quần áo phù hợp với từng thời tiết, quần áo nên vừa vặn,thoải mái, thoáng mát, vải mềm để tránh việc cọ xát với da bé.

Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp khắc phục tróc da tay chânCung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp khắc phục tróc da tay chân

Chế độ dinh dưỡng ở trẻ em là rất quan trọng, nên bổ sung vitamin C từ các loại trái cây, rau củ như cam, quýt, ổi, dâu tây hoặc bông cải xanh,... Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp hạn chế tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ.

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bong tróc da ở trẻ em. Từ đó chủ động phòng tránh để bảo vệ khoẻ cho bé tốt nhất nhé.

Nguồn: Báo phụ nữ Việt Nam

Từ khóa: Nguyên nhân gây tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh