Tip hay

Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ

Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ

Thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ là rối loạn nội tiết, ảnh hưởng chiều cao, chậm lớn. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ.

Hormone tăng trưởng ở trẻ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển bình thường của cơ thể. Do đó, việc phát hiện dấu hiệu sớm để điều trị là điều quan trọng. Cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ qua bài viết sau!

1 Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng

Hormone tăng trưởng trong cơ thể được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, có vai trò trong việc kích thích sự tăng trưởng, sửa chữa các tế bào và đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bên cạnh đó, hormone tăng trưởng còn giúp thúc đẩy xương phát triển đến tuổi dậy thì, nâng cao khả nâng phục hồi chấn thương nếu có xảy ra tai nạn, bệnh tật.

Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởngNguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng

Tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng là rối loạn nội tiết khiến trẻ bị chậm lớn, thấp còi. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng như:

  • Do bẩm sinh, cơ thể có những bất thường ở não trước, suy giảm tuyến yên khi còn trong bụng mẹ.
  • Do mắc bệnh u tuyến yên, u vùng dưới đồi, chấn thương sọ não,...
  • Tuyến yên bị tổn thương bởi xạ trị khối u vùng sọ, mũi họng,...
  • Do não bị nhiễm khuẩn, virus, nấm,...

2 Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Theo Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, một số dấu hiệu chung khi trẻ thiếu hormone tăng trưởng như: Mệt mỏi thường xuyên, nhạy cảm với thời tiết nóng lạnh, khả năng chịu đựng bị suy giảm, kém hơn bình thường,...bên cạnh đó tâm lý của trẻ cũng có thể bị ảnh hương như kém trí nhớ, thiếu tập trung, trầm cảm, cảm xúc bất thường,...

Dấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởngDấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Nếu trẻ thiếu hormone tăng trưởng từ khi còn nhỏ tuổi sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thấp bé, chậm lớn hơn các bạn đồng trang lứa. Gương mặt của trẻ cũng trông non nớt và tròn, tay chân và dương vật thì nhỏ hơn bình thường. Một số trẻ có biểu hiện vùng bụng có mỡ, mũm mĩm.

Nếu trẻ thiếu hormone tăng trưởng khi đã lớn gây ra bởi u não, chấn thương sọ não thì triệu chứng có thể thấy là dậy thì muộn.

3 Cách điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Cách điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng đó là tiêm thuốc hormone tăng trưởng, từ khi phát hiện bệnh đến tuổi dậy thì.

Thời điểm tốt nhất để điều trị là khi trẻ từ khoảng 4-13 tuổi, sau thời gian này điều trị sẽ không đạt được kết quả tốt. Nếu trẻ được tiêm thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ sẽ có thể tăng chiều cao từ 8-12cm/năm.

Cách điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởngCách điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng

Phần lớn khi trẻ thiếu hormone tăng trưởng sẽ có thể sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng khi trưởng thành. Nhưng một số trẻ thì không và cần phải điều trị bệnh suốt đời để cơ thể phát triển.

Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng thì bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng mà các bậc phụ huynh nên biết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

Từ khóa: Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng ở trẻnguyên nhân thiếu hormone tăng trưởngnguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởngdấu hiệu thiếu hormone tăng trưởngdấu hiệu trẻ thiếu hormone tăng trưởngcách điều trị thiếu hormone tăng trưởng